Khi nhận thấy việc lương của mình bị ảnh hưởng như việc giữ lương, chậm lương, tính sai tiền lương hay thiếu hụt theo quy định trong hợp đồng lao động thì họ có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khiếu nại về lương là gì?
Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm
Mẫu đơn khiếu nại về lương là mẫu đơn nêu rõ thông tin cá nhân hoặc một nhóm cá nhân là người lao động tại công ty với nội dung khiếu nại liên quan đến các vấn đề về lương như chậm lương, tính sai lương,.. lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Mẫu đơn khiếu nại về lương là mẫu đơn được lập ra để cá nhân hoặc một nhóm người với tư cách là người lao động khiếu nại người sử dụng lao động về vấn đề các trường hợp như chậm lương, thanh toán sai tiền lương và mong muốn cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết yêu cầu.
2. Đơn khiếu nại về lương:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v:……)
– Căn cứ……
Kính gửi: CÔNG TY……
Địa chỉ:……
(Hoặc: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ……
– ÔNG………– Chủ tịch UBND xã…
Hoặc những chủ thể khác có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại của bạn trong từng trường hợp cụ thể như công đoàn, Sở Lao động thương binh và xã hội,…)
Tên tôi là:…… Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:……do CA…… cấp ngày …/…./…….
Địa chỉ thường trú:……
Địa chỉ hiện nay:……
Số điện thoại liên hệ:……
Là:………… (tư cách làm đơn khiếu nại, như người lao động của Quý công ty theo Hợp đồng lao động số……….)
(Nếu là nhóm cá nhân thì thêm phần thông tin sau:
Cùng với những cá nhân sau:
1./Ông:…… Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:……do CA… cấp ngày …/…./…….
Địa chỉ thường trú:……
Địa chỉ hiện nay:……
Là:……
2./Bà:…… Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…… do CA…… cấp ngày …/…./…….
Địa chỉ thường trú:……
Địa chỉ hiện nay:……
Là:…
3./ … – Liệt kê những thành viên trong nhóm chủ thể làm đơn khiếu nại)
Xin trình bày sự kiện như sau:……
(Trình bày sự kiện dẫn đến việc bạn làm đơn khiếu nại)
Căn cứ vào…………. có quy định như sau:
“…”
(Bạn cần xem xét cụ thể trường hợp, lý do làm đơn của bạn để đưa ra căn cứ chính xác cho yêu cầu của bản thân. Căn cứ này có thể là các Điều, Khoản trong các văn bản luật, nghị định, thông tư,… nhưng cũng có thể là các thỏa thuận giữa các bên như Hợp đồng lao động, nội quy lao động,…)
(Chúng) tôi nhận thấy, việc………………… của Quý công ty/Ông…… (đối tượng có hành vi vi phạm)/ nội dung của văn bản………. (quyết định mà bạn khiếu nại) là trái với quy định trên, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của (chúng) tôi.
Do vậy, (chúng) tôi làm đơn này để đề nghị Quý cơ quan/Ông……../Quý công ty/… xem xét để:
1./……………
2./……………
3./… (Liệt kê các yêu cầu của bạn về việc giải quyết hành vi/quyết định mà bạn cho là trái quy định)
(Chúng) tôi xin cam đoan những thông tin mà mình đã nêu trên là đúng sự thật và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin này. Kính mong Quý công ty/Quý cơ quan/… giải quyết theo quy định của pháp luật.
(Chúng) tôi xin trân thành cảm ơn!
(Chúng) tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu sau để chứng minh cho những thông tin tôi đã đưa ra trên đây:………… (Liệt kê số lượng, tình trạng văn bản, tài liệu, nêu rõ là bản gốc hay bản sao,…)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn khiếu nại về lương:
– Tên mẫu đơn: Đơn khiếu nại về lương
– Thông tin người viết đơn khiếu nại và những người trong nhóm muốn khiếu nại: Họ tên, năm sinh, CMND/CCCD, địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ
– Trình bày nội dung khiếu nại
– Ký xác nhận
4. Quy định về lương của người lao động:
4.1. Trả lương:
– Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
– Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
– Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Hình thức trả lương cho người lao động
Về hình thức trả lương thì Điều 96
– Người lao động và người sử dụng lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp) sẽ thỏa thuận về hình thức trả lương
– Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động thì doanh nghiệp phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương (Hiện hành hai bên thỏa thuận về việc đối tượng nào sẽ trả các loại phí).
Với hai điểm mới này, Nghị định 145 hướng dẫn cụ thể về hình thức trả lương như sau:
Doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng đồng lao động (HĐLĐ) về hình thức trả lương:
– Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong HĐLĐ, cụ thể:
+ Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
+ Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp HĐLĐ thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuân được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
+ Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp HĐLĐ thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp HĐLĐ thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong HĐLĐ;
+ Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp HĐLĐ thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động 2019.
– Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
– Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
Tiền lương làm thêm giờ
Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 bổ sung quy định về tiền lương làm thêm giờ vào ngày Tết so với quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2012. Ngoài ra, Luật mới căn cứ vào tiền lương thực trả cho công việc để tính tiền lương làm thêm giờ.
Kỳ hạn trả lương
– Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
– Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
– Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, việc trả lương cho người lao động phải dựa theo thỏa thuận và mức năng suất mà người lao động đã làm được trong khoảng thười gian quy định. Hình thức trả lương cũng tùy thuộc vào quy định tại hợp đồng có thể trả theo tháng hoặc tuần, ngày công. Đối với người được trả lương theo tháng thì được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần, đối với theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc
4.2. Tiền lương làm thêm:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
– Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
+ Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
+ Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
– Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
-Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
– Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
– Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
– Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu
+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Như vậy, ngoài số tiền lương nhận trong mức năn suất lao động trong tháng ra thì người lao động còn hưởng thêm số tiền mà họ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm hoặc tiền lương khi người lao động