Chế độ áp dụng đối với phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi? Ý nghĩa của chế độ áp dụng đối với phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi? Quy định về chế độ áp dụng đối với phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi?
Đối với phạm nhân là người chưa đủ 18 thì Nhà nước đã có những chế định riêng, bởi những phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi là những người cần chưa phát triển toàn diện về thể chất cũng như về tâm sinh lý, do đó việc quy định những chế độ áp dụng đối với phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi là rất cần thiết và phù hợp. Chế độ áp dụng đối với phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi đã được ghi nhận tại Luật thi hành án hình sự và những văn bản pháp luật có liên quan.
-Cơ sở pháp lý:
+ Luật thi hành án hình sự 2019
+ Nghị định 133/2020/NĐ- CP
1. Chế độ áp dụng đối với phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi là gì?
Chế độ áp dụng đối với phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi là những chế độ được đặt ra để áp dụng đối với những người chưa đủ 18 tuổi là phạm nhân. Pháp luật đã quy định những chế độ áp dụng riêng đối với những phạm nhân là người chưa đủ 18 tuồi bao gồm các chế độ như: chế độ quản lý, giáo dục, chế độ gặp, liên lạc với thân nhân, chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ vui chơi giải trí và các chế độ về giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ…
2. Ý nghĩa của chế độ áp dụng đối với phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi.
Việc quy định chế độ áp dụng đối với phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi là hợp lý và cần thiết, trước hết những người chưa đủ 18 tuổi là những người chưa phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần nên những đối tượng này vẫn cần được xã hội quan tâm, chăm sóc, bảo vệ. Việc quy định những chế độ riêng áp dụng đối với phạm nhân là người 18 tuổi nhằm bảo đảm cho những đối tượng này vẫn được học tập, giáo dục, các chế độ về dinh dưỡng, rèn luyện, vui chơi giải trí vẫn bảo đảm được phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần.
3. Quy định về chế độ áp dụng đối với phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi.
Tại Luật thi hành án hình sự 2019, Nghi định 133/2020/NĐ- CP quy định về chế độ áp dụng đối với phạm nhận là người chưa đủ 18 tuổi như sau:
– Thứ nhất về chế độ gặp, liên lạc điện thoại với thân nhân( Điều 76 Luật thi hành án hình sự)
-Theo đó, phạm nhân là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam quyết định kéo dài thời gian gặp nhưng không quá 24 giờ.
– Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại trong nước với thân nhân không quá 04 lần trong 01 tháng, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí.
– Nhà nước khuyến khích thân nhân của phạm nhân là người dưới 18 tuổi quan tâm gửi sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho phạm nhân.
Đây là một quy định mang tính nhân văn, nhân đạo của nhà nước trong việc khuyến khích tinh thần học tập của những phạm nhân là người dưới 18 tuổi khi vẫn còn đang trong giai đoạn chấp hành hình phạt tù, cải tạo theo quy định của pháp luật.
-Thứ hai, chế độ ăn, mặc, tư trang đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi ( Điều 11 Nghị định 133/2020/NĐ- CP)
Theo đó, phạm nhân là người dưới 18 tuổi được đảm bảo tiêu chuẩn định lượng ăn như phạm nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên và được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng thịt, cá ăn của phạm nhân.
-Bên cạnh những tiêu chuẩn về mặc và tư trang như phạm nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp thêm 800 ml dầu gội đầu/năm, 01 bộ quần áo dài/năm, 01 mũ cứng hoặc nón/năm, 01 mũ vải/năm; 01 áo ấm + 02 đôi tất + 01 mũ len dùng trong 01 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp).
-Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp 01 chăn/02 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại cấp chăn sợi) thay cho tiêu chuẩn được cấp tại điểm n khoản 1 Điều 8 Nghị định 133/2020/NĐ- CP
Trong thời hạn chấp hành hình phạt thì phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi vẫn được đảm bảo đầy đủ những chế độ về chế độ ăn, tư trang cá nhân theo đúng quy định của pháp luật, tùy theo từng vùng miền, cơ sở.
Để đảm bảo cho phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi được phát triển một cách bình thường và toàn diện về cả ý thức và nhận thức thì pháp luật đã quy định về chế độ dạy văn hóa cho phạm nhân như sau:
-Tại các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức dạy chương trình xóa mù chữ cho phạm nhân chưa biết chữ hoặc tái mù chữ.
-Đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi chưa biết chữ hoặc chưa học xong chương trình tiểu học thì thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc; chưa học xong trung học cơ sở thì căn cứ hồ sơ phạm nhân, học bạ để tổ chức dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở phù hợp với điều kiện của đơn vị mình.
-Khuyến khích phạm nhân tự học văn hóa, phạm nhân là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt tự nghiên cứu, học tập tiếng Việt. Phạm nhân đang học văn hóa mà hết thời hạn chấp hành án phạt tù, thì được bảo lưu kết quả học tập để có thể tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhà nước đã có những chế độ, chính sách về giáo dục và khuyến khích tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu của các phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi trong quá trình học văn hóa, đối với những phạm nhân chưa đủ 18 tuổi mà chưa biết chữ hoặc chưa hoàn thành các chương trình học các cấp thì được thực hiện phổ cập gáio dục bắt buộc. Trong trường hợp phạm nhân đang học văn hóa mà hết thời hạn chấp hành án phạt tù, thì được bảo lưu kết quả học tập để có thể tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với những phạm nhân nước ngoài , người dân tộc thiếu số là người dưới 18 tuổi thì nhà nước ta cũng có chính sách khuyến khích những đối tượng này tự học tập, nghiên cứu tiếng việt.
-Thứ ba, chế định về giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ( Điều 102 Luật thi hành án hình sự 2019)
Theo đó, người chấp hành án có thể được
+ Đã chấp hành được một phần ba thời hạn án phạt; đối với người dưới 18 tuổi thì phải chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt;
+ Trong thời gian thử thách người chấp hành án đã chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 99 của Luật này; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng;
+ Bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự trong trường hợp có nghĩa vụ dân sự.
– Người chấp hành án mỗi năm được xét giảm thời hạn chấp hành án 01 lần, mỗi lần có thể được giảm từ 03 tháng đến 09 tháng.
– Người chấp hành án có thể được giảm thời hạn chấp hành án nhiều lần nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành án là một phần hai mức án, đối với người chấp hành án là người dưới 18 tuổi thì phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành án là hai phần năm mức án.
– Người chấp hành án đã lập công, người đã quá già yếu hoặc người bị bệnh hiểm nghèo đã chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án, mức giảm mỗi lần cao nhất là 01 năm nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành án là hai phần năm mức án.
– Người chấp hành án là người dưới 18 tuổi nếu lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay. Trường hợp đã chấp hành được hai phần năm mức án thì có thể được giảm hết thời hạn còn lại.
Như vậy, chế định về giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, trong đó đối với người chấp hành án là người chưa đủ 18 tuổi mà đã chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt thì có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định giảm thời hạn chấp hành án, và người chấp hành án là người dưới 18 tuổi nếu lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay. Trường hợp đã chấp hành được hai phần năm mức án thì có thể được giảm hết thời hạn còn lại. Đây là một chế định mang tính chất khoan hồng, nhân đạo của nhà nước đối vớ những phạm nhân nói chung và những phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi nói riêng, nhằm khuyến khích những phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi thực hiện đầy đủ, tích cực trong thời gian chấp hành án phạt.
– Thứ tư về thủ tục thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng ( Điều 141 Luật thi hành án hình sự 2019)
-Theo có, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra bản án, quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, Tòa án phải gửi bản án, quyết định cho người đó, người đại diện của người đó và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người dưới 18 tuổi cư trú.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người dưới 18 tuổi cư trú phải báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để ra quyết định đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải lập hồ sơ và bàn giao người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng.
– Hồ sơ về thủ tục thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bao gồm:
+ Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
+ Quyết định đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng;
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Danh bản;
+ Tài liệu khác có liên quan.
Do đó, những chế định, chế độ áp dụng đối với phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi được quy định cụ thể trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, những chế độ này được áp dụng riêng đối với những phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi nhằm bảo đảm về sự phát triển toàn diện cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi.