Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục người chưa thành niên phạm tội? Các yếu tố cấu thành tội dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục người chưa thành niên phạm tội? Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
Sự xuất của mạng internet cụ thể là facebook hay tiktok đã phát sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Nhiều bạn trẻ đã lạm dụng quá nhiều trong việc sử dụng mạng xã hội từ đó bị một số đối tượng lạm dụng, dụ dỗ, lôi kéo và xúi giục thực hiện những hành vi phạm tội. Vậy, tội dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục người chưa thành niên phạm tội là gì? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
1. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục người chưa thành biên phạm tội
Dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục được hiểu là hành vi ru rê, lôi kéo hoặc sử dụng những hành vi đe dọa., hăm dọa bằng vũ lực, đe dọa bằng lời nói…với đối phương bắt đối phương phải thực hiện những yêu cầu của mình nếu không thực hiện theo sẽ đánh, nói lại gia đình, hoặc tố cáo với cơ quan có thâm quyền…
Tội dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm tội từ lâu đã được quy định trong bộ luật hình sự của nước ta từ những năm mới ban hành bộ luật hình 1999. Đến nay,
“Điều 325. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với 02 người trởlên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi;
d) Chứa chấp, rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa đủ khả năng nhận thức toàn diện về một vấn đề nào đó, chưa thể phân biệt được những hành vi đúng sai và xác định được mức độ nguy hiểm của hành vi mình gây ra. Chính vì vậy, những người có hành vi lôi kéo, ép buộc, dụ dỗ hoặc xúi giục người chưa 18 tuổi phạm tội thì sẽ bị áp dụng một khung hình phạt riêng mặc dù có sự tự nguyện của người dưới 18 hay chưa.
Dụ dỗ, đưa ra những lời lẽ ngọt ngào xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội, lôi kéo họ vào con đường nghiện ngập, buôn bán ma túy, chất cấm để có được cuộc sống hưởng lạc, ăn chơi sa đọa bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như cử chỉ, lời nói, hành vi hoặc dùng tiền để dụ dỗ các em. Và tiền được xem như một phương thức dụ dỗ hiệu quả nhất, bởi ở lứa tuổi này đa phần các em còn đi học chưa tự tạo ra được thu nhập cho bản thân nên muốn có tiền để được thể hiện, để ăn chơi giống bạn bè….Và nhiều trường hợp bị lôi kéo, dụ dỗ bằng tiền đang diễn ra.
4. Các yếu tố cấu thành tội dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục người chưa thành niên phạm tội
Giống như những tội danh khác thì tội dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục chưa thành niên phạm tội chính cũng có 4 yếu tố cấu thành như sau:
Mặt khách thể của tội phạm
Hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc hoặc xúi giục người chưa thành niên phạm tội chính là đang xâm phạm đến trật tự xã hội, xâm phạm đến những người chưa thành niên được pháp luật bảo vệ, xâm phạm đến hoạt động phòng chống tội phạm, đồng phạm trong mối quan hệ với người chưa thành niên. Đây được xem là mối quan hệ được pháp luật rất quan tâm, vì ở độ tuổi này người dưới 18 tuổi chưa có khả năng nhận thức đầy đủ được hành vi của mình và theo tình hình thì nhiều trường hợp phạm tội do người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi.
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm trong hành vi này chính là thực hiện các hành vi dụ dỗ, lôi kéo hoặc sử dụng những hành vi, lời nói để uy hiếp đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Việc uy hiếm có thể sử dụng những hung khí, vũ khí hoặc đê dọa nếu không thực hiện sẽ báo cho người khác biết về một vụ việc nào đó. Và để không bị mọi người biết về vụ việc đó người chưa thành niên sẽ làm theo bất kỳ những yêu cầu gì của đối tượng.
Hậu quả của hành vi lôi kéo, xúi giục hoặc đe dọa người chưa thành niên phạm tội chính là nhằm thực hiện được những yêu cầu do đối tượng yêu cầu phải thực hiện. Nhiều trường hợp hậu quả xảy ra ngoài ý muốn của đối tượng và người thực hiện hành vi, trường hợp xảy ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì theo quy định sẽ áp dụng khung hình phạt khác, khi này người xúi giục, đe dọa không còn là người đồng phạm hay xúi giục nữa mà trở thành người đầu xỏ và chịu hình phạt nặng hơn.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý thực hiện hành vi, lên kế hoạch để lựa chọn những người dưới 18 tuổi và tiến hành dùng lời lẽ, hành vi để dụ dỗ, lôi kéo và xúi giục họ phạm tội thay cho mình, chính vì vậy, đây là hành vi xuất phát từ ý chí tự nguyện và mong muốn hậu quả xảy ra theo đúng dự tính của mình, không chịu tác động của bất kỳ ai, theo ý chí chủ quan của bản thân.
Mặt chủ thể
Chủ thể của hành vi này chính là những đối tượng đã từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có thể chịu trách nhiệm hình sự do những hành vi của mình gây ra. Vì mục đích sợ phạm tội và không thực hiện được hành vi hoặc nhằm để đánh lừa cơ quan điều tra nên đã sử dụng những người 18 tuổi để thực hiện hành vi phạm tội thay cho mình.
Hiện này nhiều vụ việc buôn bán ma túy, chất cấm hay thậm chí là mại dâm được thực hiện bởi những người dưới 18 tuổi. Ở độ tuổi này hầu hết các bạn này đều chưa nhận thức được hậu quả xảy ra trước mắt, chỉ biết nghe theo những lời nói ngon ngọt của tội phạm mà thực hiện hành vi phạm tội thay cho những đối tượng này. Chính vì vậy, pháp luật nước ta cần đưa những biện pháp, quy định mạnh mẽ hơn để có thể bảo vệ được bạn nhỏ cũng như răn đe đối với những đối tượng này.
5. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
– Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp như khiển trách, hòa giải tại cộng đồng về mức độ bồi thường, giáo dục tại xã, phường trong một khoản thời gian nhất định như lao động công ích, dọn dẹp rác thải tại địa phương…
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ một số tội danh như liên quan đến tính mạng, sức khỏe con người, hiếp dâm, tài sản, ma túy thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của từng tội danh nhưng có thể coi phạm tội dươi 18 tuổi là một tình tiết giảm nhẹ.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng đối với những tội danh liên quan đến tính mạng, sức khỏe con người, hiếp dâm, tài sản, ma túy.
+ Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án. Tức là cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội, cùng lên kế hoạch, phương án và dàn dựng ra hiện trường để thực hiện hành vi phạm tội, tuy nhiên chỉ phụ giúp ở mức độ nhẹ không liên quan nhiều đến vụ việc.
– Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm như trước giờ chưa phạm tội, là học sinh gương mẫu, học giỏi, ngoan hiền, cha mẹ có lý lịch sạch, không vi phạm pháp luật, là người lương thiện và mức độ gây ra hậu quả cho xã hội không lớn có thể khắc phục được liền hoặc trong thời gian ngắn.
– Khi xét xử,
– Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đây được xem là một quy định khoan hồng của nhà nưỡ giành cho những người dưới 18 tuổi, vì chưa ý thức được hành vi của mình của gây ra và là những thế hệ trẻ của đất nước.
–
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, pháp luật nước ta đang ban hành những quy định có tính răn đe và trừng phạt thích đáng đối với những người phạm tội dưới 18 tuổi nhưng vẫn thể hiện tính khoan hồng của pháp luật. Các bậc phụ huynh cần phải quan tâm và giáo dục tâm lý cho các em nhiều hơn để không bị các đối tượng xấu lôi kéo, dụ dỗ thực hiện hành vi phạm tội mà gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến lý lịch của bản thân sau này cũng như tương lai phía trước.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về tộ dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục người chưa thành niên phạm tội. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.