Toàn bộ diễn biến cũng như nội dung cuộc họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài KH và CN sẽ được ghi lại, lập thành biên bản họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ. Vậy biên bản họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài KH và CN cấp bộ là gì?
Mục lục bài viết
1. Biên bản họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài KH và CN là gì?
Biên bản họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ là mẫu biên bản được lập ra và thông qua tại cuộc họp hội đồng về việc đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ. Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ phải nêu được những nội dung về đề tài khoa học và công nghệ, kết luận của Hội đồng đánh giá .
Biên bản họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ là văn bản ghi nhận những thông tin về đề tài khoa học và công nghệ, kết luận của Hội đồng đánh giá. Ngoài ra, Biên bản họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ phải được công khai và thông qua tại cuộc họp Hội đồng cùng sự xác nhận của các thành viên trong Hội đồng đánh giá.
2. Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài KH và CN:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị: ……
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Địa danh, ngày tháng năm
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CẤP CƠ SỞ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên đề tài, mã số:
2. Chủ nhiệm đề tài:
3. Tổ chức chủ trì:
4. Quyết định thành lập Hội đồng:
5. Ngày họp
6. Địa điểm:
7. Thành viên của Hội đồng: Tổng số: Có mặt: Vắng mặt
8. Khách mời dự:
9. Kết luận của Hội đồng:
9.1. Kết quả bỏ phiếu đánh giá:
– Số phiếu đánh giá ở mức “Đạt”: Số phiếu đánh giá ở mức “Không đạt”:
– Đánh giá chung: Đạt Không đạt
(Đánh giá chung được xếp loại “Đạt” nếu trên 2/3 thành viên Hội đồng có mặt xếp loại “Đạt”)
9.2. Những nội dung cần sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh hay làm rõ:
Nội dung Yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung, làm rõ (ghi chi tiết yêu cầu)
Mục tiêu
Nội dung
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Sản phẩm (sản phẩm khoa học, sản phẩm đào tạo, sản phẩm ứng dụng,..)
Giá trị (giá trị khoa học, giá trị ứng dụng…)
Phương thức chuyển giao và địa chỉ ứng dụng
Chất lượng báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài (nội dung; hình thức; cấu trúc và phương pháp trình bày,…).
9.3. Những nội dung không phù hợp với Thuyết minh đề tài (Sử dụng cho những trường hợp được đánh giá ở mức “Không đạt”)
Tổ chức chủ trì Chủ tịch Hội đồng Thư ký
(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài KH và CN:
Trong biên bản họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ phải có đầy đủ, chính xác và chi tiết thông tin như sau:
+ Tên đề tài, mã số:
+ Chủ nhiệm đề tài:
+ Tổ chức chủ trì:
+ Quyết định thành lập Hội đồng:
+ Ngày họp
+ Địa điểm:
+ Thành viên của Hội đồng: Tổng số: Có mặt: Vắng mặt
+ Khách mời dự:
+ Kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở.
Cuối biên bản họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ là sự xác nhận Cơ quan chủ trì, chủ tịch Hội đồng và thư ký.
4. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở:
Hội đồng đánh giá cấp cơ sở được quy định cụ thể tại Điều 26, Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
“1. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở có 7 hoặc 9 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 02 phản biện, 01 thư ký và các ủy viên, có ít nhất 02 thành viên ngoài tổ chức chủ trì đề tài. Chủ nhiệm đề tài và những thành viên tham gia nghiên cứu không tham gia Hội đồng đánh giá cấp cơ sở.
2. Phương thức làm việc và chương trình họp Hội đồng do Thủ trưởng tổ chức chủ trì đề tài quy định.
3. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu của đề tài so với thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài.
4. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đánh giá, nghiệm thu đề tài theo các nội dung: mục tiêu, nội dung, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, sản phẩm, phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt. Phiếu đánh giá cấp cơ sở và biên bản họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ theo Mẫu 19 và Mẫu 20 Phụ lục I.
5. Tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ
5. Tổ chức khoa học và công nghệ:
Căn cứ vào Điều 4
Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi đủ điều kiện sau đây:
“1. Điều lệ tổ chức và hoạt động
a) Tên tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm tên đầy đủ, tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt (nếu có), được viết bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được. Tên đầy đủ bao gồm hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ, tên riêng của tổ chức khoa học và công nghệ.
Tên gọi của tổ chức phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính, không được trùng lặp với tổ chức khoa học và công nghệ khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo đảm không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân đang được bảo hộ tại Việt Nam.
b) Mục tiêu, phương hướng hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ không được vi phạm các quy định tại Điều 8 của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
c) Trụ sở chính có địa chỉ được xác định rõ theo địa danh hành chính, có số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
d)Người đại diện.
đ)Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp mục tiêu, phương hướng hoạt động.
e)Lĩnh vực hoạt động, thuộc một trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm; sản xuất, kinh doanh sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; dịch vụ khoa học và công nghệ.
Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập thì lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 Luật khoa học và công nghệ.
g) Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh trong bộ máy lãnh đạo và các cơ quan khác của tổ chức khoa học và công nghệ.
h) Vốn điều lệ của tổ chức, bao gồm tiền mặt và các tài sản khác quy ra tiền; nguyên tắc tăng giảm vốn hoạt động và các nguyên tắc về tài chính khác.
i) Điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể (nếu có).
k) Cam kết tuân thủ pháp luật.
2. Nhân lực khoa học và công nghệ
a) Mỗi tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất 05 (năm) người có trình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc chính thức.
Trường hợp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ để phát triển ngành khoa học và công nghệ mới thì tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất (một) người có trình độ đại học trở lên thuộc ngành đăng ký hoạt động làm việc chính thức.
b)Người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp.
Đối với tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học thì người đứng đầu phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đại học.
3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất – kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ.
4. Đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập còn phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Đối với tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài còn phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Luật khoa học và công nghệ.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Điều luật bên trên đã có thể thấy