Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, công ty mẹ, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật. Vậy để báo cáo tình hình hoạt động của văn phòng đại diện thì cần làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo tình hình hoạt động của văn phòng đại diện là gì?
– Căn cứ khoản 2 điều 44
– Đặc điểm của văn phòng đại diện:
Một số đặc điểm của VPĐD như: Tên văn phòng đại diện, tư cách pháp nhân, chức năng…
+ Tên văn phòng đại diện
Tên VPĐD phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên VPĐD phải mang tên doanh nghiệp kèm theo “Văn phòng đại diện”.
Tên VPĐD phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không
Là đơn vị phụ thuộc của công ty, nên VPĐD không có tư cách pháp nhân.
+ Chức năng của VPĐD
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động của văn phòng đại diện là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về tình hình hoạt động của văn phòng địa diện. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, thông tin hoạt động của văn phòng đại diện… Mẫu được ban hành theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông.
2. Mẫu báo cáo tình hình hoạt động của văn phòng đại diện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Số:……..
…….., ngày……… tháng……… năm………
BÁO CÁO
Tình hình hoạt động của văn phòng đại diện…….
(Từ ngày … tháng … đến ngày … tháng … năm …(1))
1. Báo cáo nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện (nêu rõ công việc đã thực hiện và kết quả):
– Tuyên truyền, giới thiệu về xuất bản phẩm (số lượng cụ thể):
– Xúc tiến hợp tác về xuất bản, in, phát hành, bản quyền tác giả;
– Các hoạt động khác (nếu có).
2. Về tổ chức, nhân sự của Văn phòng đại diện
– Người đứng đầu: – Quốc tịch:
– Số lượng nhân viên;
– Các thay đổi về nhân sự, địa điểm của Văn phòng đại diện (nếu có);
– Hoạt động khác (nếu có).
3. Tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động Văn phòng đại diện:
– Các quy định pháp luật về xuất bản;
– Các quy định pháp luật khác có liên quan;
– Các nội dung khác (nếu có).
4. Đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước (nếu có)
-…………
Nơi nhận:
– Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Cục Xuất bản, In và Phát hành;
– Sở;
– Lưu:
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu báo cáo tình hình hoạt động của văn phòng đại diện:
– Ghi đầy đủ các nội dung về mẫu báo cáo tình hình hoạt động của văn phòng đại diện
– Người đứng đầu văn phòng đại diện (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về hoạt động của văn phòng đại diện:
Tại
4.1. Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
Tại Điều 10. Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
1. Hồ sơ 01 bộ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
c) Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;
d) Bản sao
đ) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
e) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:
– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;
– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
2. Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) Khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện phải đầy đủ theo quy định của pháp luật. Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) Khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4.2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
Tại Điều 11. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (
1. Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
3. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
4. Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định này và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Căn cứ như trên thì Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được quy định Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ. và . Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài và luu ý về thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Trên đây là thông tin của chúng tôi về Mẫu báo cáo tình hình hoạt động của văn phòng đại diện, hướng dẫn làm Mẫu báo cáo tình hình hoạt động của văn phòng đại diện chi tiết nhất và các thông tin pháp lý khác.
Cơ sở pháp lý: Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết