Viên chức là một chức danh được quy định của pháp luật. Khi tham gia làm việc và giảng dạy ở một cơ sở giáo dục nhất định sẽ được cử đi học tập tại một cơ sở ở trong nước. Khi đi học tập thì viên chức phải viết đơn và cam kết gửi đến Cơ quan, tổ chức.
Mục lục bài viết
1. Đơn và cam kết khi đi học trong nước là gì?
Đơn và cam kết khi đi học trong nước là mẫu đơn do viên chức lập ra khi thực hiện nghĩa vụ viên chức được cử đi học trong nước của cán bộ, giáo viên trong các trường tham gia khóa học đào tạo để nâng cao bồi dưỡng kiến thức sau khi có quyết định nhập học hoặc đỗ đạt. Mẫu đơn và cam kết khi đi học trong nước phải nêu rõ thông tin người làm đơn, nội dung khóa đào tạo, nội dung cam kết…
Đơn và cam kết khi đi học trong nước là văn bản ghi chép những thông tin người làm đơn, nội dung khóa đào tạo, nội dung cam kết… Đồng thời, đơn và cam kết khi đi học trong nước sẽ là căn cứ để cơ quan, chủ thể có thẩm quyền sẽ ghi nhận những cam kết của viên chức khi được cử đi học trong nước.
2. Mẫu đơn và cam kết khi đi học trong nước:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
ĐƠN XIN ĐI HỌC VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ VIÊN CHỨC ĐƯỢC CỬ ĐI HỌC TRONG NƯỚC
Kính gửi: – Ban Giám hiệu Trường …;
– Phòng Tổ chức – Hành chính.
– Thủ trưởng Khoa / Phòng / Ban…
Tên tôi: ……..SHCC:…
Ngày sinh:……
Nơi ở hiện nay:….
Hiện nay, tôi đã trúng tuyển (Đại học/Đại học văn bằng 2/Thạc sĩ/Tiến sĩ): …tại:……
Cơ sở đào tạo:……
Địa chỉ:…….
Ngành học:…….
Thời gian học: …………năm (từ tháng………/………đến tháng………/………)
Học phí cả khóa đào tạo (dự kiến):……
(Bằng chữ: ………….)
Nay tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám hiệu và quý đơn vị xem xét cấp quyết định cử đi học sau đại học trong nước để tôi được hưởng các chế độ của nhà trường.
Sau khi nghiên cứu chính sách hỗ trợ đối với công chức, viên chức của Trường được cử đi đào tạo; nếu được chấp thuận, tôi xin cam kết thực hiện nghiêm túc những nội dung sau:
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác trong đơn vị và nhà trường;
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập;
3. Có ý thức trách nhiệm, thực hiện đúng các quy định của cơ sở đào tạo;
4. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, tôi xin chấp hành theo sự phân công của đơn vị/nhà trường, phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác;
5. Công tác ổn định tại đơn vị được phân công công tác ít nhất 5 năm đối với chương trình đào tạo Tiến sĩ, 3 năm đối với chương trình đào tạo Thạc sĩ và tương đương trở xuống, sau khi kết thúc khóa đào tạo;
6. Trong thời gian được cử đi đào tạo, nếu tôi tự ý bỏ học hoặc khi được phân công công tác tự ý bỏ việc hay đơn phương chấm dứt
Tôi cam kết thực hiện đúng các nội dung trên. Nếu vi phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo các quy định hiện hành./.
Phê duyệt của Ban Giám hiệu
Phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị
Địa danh, ngày……tháng …..năm 20…
Người cam kết
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn và cam kết khi đi học trong nước:
Phần kính gửi thì người cam kết sẽ ghi cụ thể tên của cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ghi nhận những cam kết của viên chức khi đi học trong nước.
Phần nội dung của đơn và cam kết khi đi học trong nước thì người cam kết sẽ cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết.
Người cam kết sẽ có những cam kết sau:
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác trong đơn vị và nhà trường;
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập;
3. Có ý thức trách nhiệm, thực hiện đúng các quy định của cơ sở đào tạo;
4. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, tôi xin chấp hành theo sự phân công của đơn vị/nhà trường, phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác;
5. Công tác ổn định tại đơn vị được phân công công tác ít nhất 5 năm đối với chương trình đào tạo Tiến sĩ, 3 năm đối với chương trình đào tạo Thạc sĩ và tương đương trở xuống, sau khi kết thúc khóa đào tạo;
6. Trong thời gian được cử đi đào tạo, nếu tôi tự ý bỏ học hoặc khi được phân công công tác tự ý bỏ việc hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc hoặc không tiếp tục nhận kinh phí đào tạo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường lại toàn bộ các khoản kinh phí đào tạo đã nhận trong quá trình đào tạo.
Cuối đơn và cam kết khi đi học trong nước là sự xác nhận của Ban giám hiệu, Thủ trưởng đơn vị và người cam kết.
4. Quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:
Theo quy định của pháp luật thì càn phải áp dụng chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng tương đương làm việc ở bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, kế hoạch, tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ vào quy định của Khoản 2, Điều 18, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì:
“2. Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Áp dụng chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương cho viên chức lãnh đạo, quản lý phòng, khoa, ban hoặc các đơn vị tương đương của đơn vị sự nghiệp công lập; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Áp dụng chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương cho người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Áp dụng chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương cho người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”
Sau khi đã xây dựng các chương trình bồi dưỡng, đào tạo thì việc áp fdungj các chương trình đó là vô cùng cần thiết. Song song với việc áp dụng chương trình thì Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, người đứng đầu các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định các chương trình thuộc thẩm quyền quản lý. Trong đó, các thành viên Hội đồng phải là những nhà quản lý, khoa học có kinh nghiệm, uy tín, trình độ chuyên môn phù hợp và không phải là những người trực tiếp biên soạn chương trình, tài liệu được thẩm định.
Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức. Đồng thời sẽ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước. Hơn thế nữa, việc đào tạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
Đối vơi công tác quản lý thì trước hết:
+ Bộ nội vụ cần phải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra, cũng cần phải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền chiến lược, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn thực hiện chiến lược, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sau khi được phê duyệt, ban hành. Có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Về phía các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương cũng cần phải co nhiệm vụ, quyền hạn như: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền. Các bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định điều kiện các cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức