Khi các bên hoàn thành quyền và nghĩa vụ của mình đã cam kết trong hợp đồng hoặc một trong các bên có hành vi vi phạm đến thỏa thuận trong hợp đồng thì sẽ phải chấm dứt hợp đồng đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản chấm dứt hợp đồng là gì?
Chấm dứt hợp đồng là kết thúc việc thực hiện các thỏa thuận mà các bên đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại, bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được nữa. Mẫu biên bản chấm dứt hợp đồng là biên bản ghi chép lại nội dung thỏa tuận chấm dứt hợp đồng giữa các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng.
Mẫu biên bản chấm dứt hợp đồng được sử dụng trong trường hợp các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng đã đạt được những thỏa thuận trong hợp đồng, kết thúc quyền và nghĩa vụ của các bên, là khi bên có quyền không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã dược thỏa thuận trong hợp đồng trước đó nữa hoặc một trong các bên vi phạm quy định về thỏa thuận đã được cam kết trong hợp đồng. Mẫu biên bản chấm dứt hợp đồng nêu rõ thời gian chấm dứt hợp đồng, các bên tham gia chấm dứt hợp đồng,…
2. Mẫu biên bản chấm dứt hợp đồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–
BIÊN BẢN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Hôm nay, ngày tháng năm …., tại ……..chúng tôi gồm:
I. BÊN A
Họ và tên: ……….
CMND số:……. Ngày cấp:……..
(Đối với pháp nhân:
CÔNG TY: …………
Mã số thuế: …………
Địa chỉ: …………
Đại diện: Ông ……………
Chức danh: …………)
II. BÊN B
Họ và tên: ……….
CMND số:……. Ngày cấp:……..
(Đối với pháp nhân:
CÔNG TY: ……………
MÃ SỐ THUẾ: …………
Địa chỉ: …………….
Đại diện: Ông …………
Chức danh: Giám đốc …………)
Hai bên thực hiện việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng dịch vụ số …../…./HĐDV như sau
Điều 1: NỘI DUNG
1. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng dịch vụ số …../…./HĐDV kể từ ngày …../….. /….
2. Nghĩa vụ, công nợ còn lại của hợp đồng cần thực hiện
– Nghĩa vụ của Bên A:
– Nghĩa vụ của Bên B:
3. Ngoài các nghĩa vụ đã nêu tại biên bản này, hai bên xác nhận sau khi ký
Điều 2: HIỆU LỰC CỦA BIÊN BẢN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
– Biên bản chấm dứt hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
– Biên bản được lập thành 01 trang, 02 bản có giá trị như nhau. Các bên đồng ý nội dung thỏa thuận chấm dứt hợp đồng và ký tên dưới đây.
BÊN A
BÊN B
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản chấm dứt hợp đồng:
Một biên bản chấm dứt hợp đồng được coi là hợp lệ phải đáp ứng đúng yêu cầu về nội dung và hình thức về:
– Quốc hiệu – tiêu ngữ của nước Cộng hòa xã hội chu nghĩa Việt Nam: quốc hiệu phải được viết in hoa, in đậm; tiêu ngữ phải được viết in đậm và vị trí được đặt ở chính giữa phía trên cùng của khổ giấy A4
– Tên văn bản: BIÊN BẢN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG được viết in hoa
– Thời gian lập biên bản chấm dứt hợp đồng
– Thông tin các bên tham gia chấm dứt hợp đồng, bao gồm bên có quyền và bên có nghĩa vụ
– Việc chấm dứt hợp đồng dựa trên hợp đồng ký kết nào
– Nội dung chấm dứt hợp đồng
– Hiệu lực của biên bản chấm dứt hợp đồng
– Xác nhận của các bên tham gia chấm dứt hợp đồng
4. Quy định của pháp luật liên quan về chấm dứt hợp đồng:
4.1. Điều kiện chấm dứt hợp đồng:
– Căn cứ chấm dứt hợp đồng phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật đảm bảo được các điều kiện sau đây:
+ Chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận đồng ý của các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng
+ Các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng căn cứ theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng đã ký kết để chấm dứt hợp đồng.
+ Một bên chấm dứt hợp đồng thì lý do phải là do bên còn lại có hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản của đối tác theo hợp đồng đã ký kết trước đó.
+ Các bên tham gia hợp đồng phải căn cứ theo quy định của Luật thương mại 2005, Bộ luật dân sự 2015 để chấm dứt hợp đồng.
– Các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng đã thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng.
– Người quyết định chấm dứt hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp theo quy định.
4.2. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, các trường hợp chấm dứt hợp đồng bao gồm:
– Hợp đồng đã được hoàn thành: đây là trường hợp khi các bên đã thực hiện xong quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng
– Theo thỏa thuận của các bên: đây là trường hợp khi các bên tham gia hợp đồng tự nguyện, thiện chí mong muốn chấm dứt hợp đồng
– Trong trường hợp chủ thể giao kết hợp đồng chết, chấm dứt hoạt động mà hợp đồng đó phải do chính cá nhân, tổ chức đó thực hiện
– Hợp đồng bị hủy bỏ: đây là trường hợp khi một bên vi phạm quyền hoặc nghĩa vụ trong hợp đồng đã thỏa thuận trong hợp đồng
– Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện: đây là trường hợp khi một bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng thì bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
– Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn: đây là trường hợp khi một trong các bên chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cho một bên thứ ba
– Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản: đây là trường hợp khi Tòa án tuyên bố chấm dứt hợp đồng
5. Thông tin liên quan về chấm dứt hợp đông lao động:
Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động 2019
5.1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:
– Hợp đồng lao động đã hết hạn theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng
– Các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng đã hoàn thành công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động
– Các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động
– Người lao động vi phạm pháp luật bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm các công việc ghi trong hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt
– Hợp đồng lao động bị chấm dứt trong trường hợp người lao động chết hoặc mất tích, đã được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
– Hợp đồng lao động bị chấm dứt trong trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Hợp đồng lao động bị chấm dứt trong trường hợp người sử dụng lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; hoặc pháp nhân bị Tòa án tuyên bố chấm dứt hoạt động
– Hợp đồng lao động bị chấm dứt trong trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải
– Hợp đồng lao động bị chấm dứt trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
– Hợp đồng lao động bị chấm dứt trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật
– Hợp đồng lao động bị chấm dứt trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Hợp đồng lao động bị chấm dứt trong trường hợp Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
5.2. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
Người lao đồng và người sử dụng lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
– Trong trường hợp vì lý do chủ quan mà người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì phải thông báo trước cho người sử dụng lao động. Còn đối với trường hợp người sử dụng lao động vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động thì người lao động có thể chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo trước cho người sử dụng lao động.
– Trong trường hợp người lao động không thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải thông báo trước cho người lao động. Cụ thể trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
– Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo
– Trường hợp người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động về nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
– Trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
– Trường hợp người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.