Vốn vay ưu đãi là loại vốn vay có mức ưu đãi cao hơn so với vốn vay thương mại, nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn của vốn vay ODA. Trong quá trình vay vốn ODA, vốn vay ưu đãi, khi đến giai đoạn rút vốn cần làm báo cáo kết thúc rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo kết thúc rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi là gì?
Hỗ trợ Phát triển Chính thức hay ODA được hiểu là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Vốn hợp tác phát triển chính thức hay ODA là viện trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi (cho vay lãi suất thấp) của chính phủ, cơ quan thuộc Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB), được gọi chung là các đối tác nước ngoài dành cho chính phủ và nhân dân các nước nhận viện trợ. Việc các nước vay vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định trong các văn bản pháp luật của quốc gia và cả thế giới. Báo cáo kết thúc rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi được sử dụng trong quá trình vay vốn và có những vai trò, ý nghĩa to lớn.
Mẫu báo cáo kết thúc rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi là mẫu báo cáo kết thúc rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án. Báo cáo kết thúc giải ngân bao gồm số tiền ngoại tệ, số tiền quy ra Việt Nam đồng, ngày giải ngân, phương thức giải ngân,…. Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 111/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
2. Mẫu báo cáo kết thúc rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
Cơ quan chủ quản: | Phụ lục 06 | |
Chủ dự án:……… | Nguồn vốn: | |
Tên dự án: ………………………………………… |
BÁO CÁO KẾT THÚC RÚT VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị tính: đồng Việt Nam/đồng ngoại tệ
Đơn rút vốn | Ngày nhà tài trợ giải ngân | Số tiền ngoại tệ | Tỷ giá | Quy VNĐ | Phương thức giải ngân | Ghi chú |
…. | ||||||
…. | ||||||
Tổng năm 20… | ||||||
…. | ||||||
…. | ||||||
Tổng năm 20… | ||||||
…. | ||||||
…. | ||||||
Tổng số |
Ngày ….. tháng ….. năm ….
Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chủ dự án
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo kết thúc rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
– Phần mở đầu:
+ Thông tin cơ quan chủ quản.
+ Thông tin chủ dự án.
+ Thông tin tên dự án.
+ Nguồn vốn.
+ Tên biên bản cụ thể là báo cáo kết thúc rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi. (Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính)
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Đơn vị tính: đồng Việt Nam/đồng ngoại tệ
+ Đơn rút vốn.
+ Ngày nhà tài trợ giải ngân.
+ Số tiền ngoại tệ.
+ Phương thức giải ngân.
+ Ghi chú.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập bản báo cáo.
+ Ký, ghi rõ họ tên người lập.
+ Ký, ghi rõ họ tên kế toán trưởng.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của chủ dự án.
4. Một số quy định của pháp luật về vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
Khái niệm vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:
– Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài;
– Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
– Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA được quy định tại điểm b khoản này.”
Như vậy, theo quy định pháp luật, ta có thể hiểu vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang và kém phát triển vay để phát triển kinh tế – xã hội.
Còn đối với vốn vay ưu đãi được hiểu là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA được quy định tại điểm b khoản này.
Phân loại vốn ODA:
Vốn hợp tác phát triển chính thức gồm có: vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc (chi tại nước viện trợ); vốn hợp tác phát triển chính thức không ràng buộc (chỉ ở bất kì nước nào); vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc một phần (một phần chi ở nước viện trợ, phần còn lại chỉ ở bất kì nơi nào).
Vốn hợp tác phát triển chính thức phân loại theo góc độ “vay – trả” gồm có: viện trợ không hoàn lại; viện trợ hỗn hợp; viện trợ có hoàn lại.
– Thứ nhất, viện trợ không hoàn lại:
Đây là hình thức vay vốn mà nước vay không phải hoàn trả lại. Mục đích nguồn vốn này sẽ được sử dụng để thực hiện các dự án cho nước vay theo thỏa thuận của 2 nước với điều kiện đó là các nhà thầu dự án sẽ do bên cho vay đảm nhận. Tuy nhiên có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước được cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
– Thứ hai, viện trợ có hoàn lại:
Vay vốn với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp. Tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thế giới. Nó không được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng…Làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện ưu đãi bao gồm:
+ Lãi suất thấp.
+ Thời gian trả nợ dài.
+ Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ.
– Thứ ba, vốn ODA hỗn hợp:
Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi.
Hình thức cung cấp vốn ODA:
Các phương thức cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm bốn phương thức sau đây:
– Thứ nhất, chương trình.
– Thứ hai, dự án.
– Thứ ba, phi dự án.
– Cuối cùng là hỗ trợ ngân sách.
Những tồn tại, hạn chế của hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam:
Quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục sau đây:
– Thứ nhất, thiếu đồng bộ giữa tỷ lệ cho vay lại và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nguồn ngoài nước, dẫn đến hạn chế trong giải ngân vốn. Nhiều địa phương còn lung túng trong xây dựng và thực hiện kế hoạch vay, trả nợ, nhất là còn vướng mắc trong phân bổ và giao kế hoạch đầu tư công tại địa phương. Theo quy định, mọi khoản chi của ngân sách đều phải có dự toán, nhưng do thời điểm phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tư công (trung hạn và hàng năm) và dự toán cho vay lại chưa đồng bộ, nên còn có tình trạng các dự án hỗn hợp nguồn vốn cấp phát và vay lại không đủ cơ sở giải ngân.
– Thứ hai, tỷ trọng cho vay lại còn thấp so với tỷ trọng vốn cấp phát. Cơ chế cấp phát lại bộc lộ những hạn chế. Một số địa phương nhỏ, khó khăn hơn được hỗ trợ ít hơn do quy mô của dự án nhỏ, vì thế chưa khuyến khích địa phương phát huy tối đa tính chủ động trong sử dụng vốn.
– Thứ ba, phát sinh một số dự án cho vay lại quá hạn, không trả được nợ phải chuyển thành nợ trực tiếp của Chính phủ. Nhiều khoản vay do VDB thực hiện chưa đem lại hiệu quả cao khiến cho tình trạng nợ xấu đã xuất hiện ở một số chương trình, dự án.
– Thứ tư, vướng mắc trong thực hiện thủ tục cho vay lại.
– Ngoài ra, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA, cũng như hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn ODA vay lại chưa được thiết lập đầy đủ, nên trong quá trình thực hiện vẫn khó đánh giá.