Tiền gửi kho bạc được hiểu như là số tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng thương mại. Khi phải thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước thì bộ phận kế toán cần phải lập bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước là gì?
- 2 2. Bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về tiền gửi:
- 5 5. Một số nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh:
1. Bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước là gì?
Theo quy định của pháp luật, kho bạc nhà nước là Cơ quan thuộc hệ thống tài chính nhà nước có chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước với những hoạt động vừa mang tính chất là hoạt động của cơ quan quản lý tài chính nhà nước vừa mang tính chất là hoạt động ngân hàng. Nguyên nhân khiến kho bạc nhà nước phải đem tiền gửi tại các ngân hàng thương mại được giải thích là do sự chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công hiện nay. Bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước được sử dụng rộng rãi và có những vai trò quan trọng trong thực tiễn.
Bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước được lập ra để kê khai khoản thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước. Mẫu nêu rõ thông tin về tài khoản, lãi suất và tổng số tiền phải trả,… Mẫu ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BTC của Bộ tài chính sửa đổi Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, kế toán, kế toán trưởng, giám đốc cần ký và ghi rõ họ tên của mình để biên bản có giá trị trong thực tiễn.
2. Bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước:
Mẫu số C6-14/KB
(Theo TT số 19/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
Số: …….…
KHO BẠC NHÀ NƯỚC: ……………
BẢNG KÊ THANH TOÁN LÃI TIỀN GỬI TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Ngày lập: …./……/….
Tài khoản: …………………
Từ ngày: …/…./…. đến ngày …./…./…..
Lãi suất: …………………….
Nợ TK: ………………………….
Có TK: …………………………….
STT | Ngày | Số dư đầu ngày | Số ngày | Tích số |
Tổng tích số |
Tổng số tiền phải trả: ……………………………
Số tiền ghi bằng chữ: ……………………………
KẾ TOÁN
(Ký và ghi rõ họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước:
– Phần mở đầu:
+ Tên Kho bạc Nhà nước.
+ Mẫu số C6-14/KB (Theo TT số 19/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
+ Tên biên bản cụ thể là bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin ngày lập bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước.
+ Thông tin tài khoản.
+ Lãi suất.
+ Nội dung bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại kho bạc nhà nước.
+ Tổng số tiền phải trả.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của kế toán.
+ Ký và ghi rõ họ tên của kế toán trưởng.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp.
4. Một số quy định của pháp luật về tiền gửi:
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 4 Thông tư 18/2020/TT-BTC quy định về tài khoản tiền gửi của các đơn vị, tổ chức mở tại kho bạc nhà nước có nội dung như sau:
Tài khoản tiền gửi được mở cho các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, bao gồm mã
– Tài khoản tiền gửi của đơn vị hành chính, sự nghiệp: Tiền gửi dự toán, Tiền gửi thu phí, Tiền gửi thu sự nghiệp khác, Tiền gửi khác.
– Tài khoản tiền gửi của xã: Tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý, Tiền gửi các quỹ tài chính ngoài ngân sách của xã, Tiền gửi khác.
– Tài khoản tiền gửi của ban quản lý dự án.
– Tài khoản tiền gửi có mục đích.
– Tài khoản tiền gửi của các tổ chức.
– Tài khoản tiền gửi của các quỹ.
– Tài khoản tiền gửi đặc biệt của các đơn vị.
– Tiền gửi của đơn vị khác.
Việc sử dụng tài khoản tiền gửi tại kho bạc nhà nước phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 18/2020/TT-BTC, cụ thể như sau:
– Các đơn vị, tổ chức chỉ được sử dụng tài khoản của mình để giao dịch trong phạm vi hoạt động của đơn vị và phù hợp với nội dung tài khoản đã đăng ký với Kho bạc Nhà nước; chỉ được sử dụng trong phạm vi số dư Có của tài khoản và phải theo các quy định của chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, chế độ quản lý tiền mặt, chế độ tài chính của Nhà nước.
– Căn cứ tài khoản tiền gửi đã mở tại Kho bạc Nhà nước và số dư của tài khoản, các đơn vị, tổ chức lập chứng từ (Ủy nhiệm chi, Giấy nộp tiền vào NSNN, …) để thực hiện các giao dịch thanh toán.
– Căn cứ yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
+ Kho bạc Nhà nước được quyền tự động trích tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức đó để nộp ngân sách Nhà nước.
+ Trường hợp tài khoản của đơn vị, tổ chức không đủ số dư hoặc hết số dư để trích, Kho bạc Nhà nước ghi vào sổ theo dõi riêng khoản tiền còn thiếu. Khi tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức có đủ số dư, Kho bạc Nhà nước tiếp tục trích nộp NSNN theo chế độ quy định.
– Các đơn vị, tổ chức không được cho thuê, cho mượn tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước.
– Trường hợp đơn vị, tổ chức sử dụng tài khoản tiền gửi không phù hợp với nội dung của tài khoản đã đăng ký hoặc vi phạm thủ tục thanh toán: KBNN có quyền từ chối chi trả và trả lại chứng từ thanh toán để đơn vị, tổ chức lập lại.
– Trường hợp đơn vị, tổ chức vi phạm chế độ tài chính, Kho bạc Nhà nước sẽ giữ lại các chứng từ thanh toán để thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Theo Điều 14 Thông tư 18/2020/TT-BTC: Quy định về lãi tiền gửi có nội dung như sau:
– Đối tượng được hưởng lãi tiền gửi: Thực hiện theo quy định tại tiết a Khoản 2 Điều 11
– Đối tượng không được hưởng lãi: Thực hiện theo quy định tại tiết b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
– Mức lãi suất tiền gửi và phương pháp tính:
+ Mức lãi suất tiền gửi:
Tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức mở tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước quy định tại Khoản 1 nêu trên được hưởng lãi theo mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả cho KBNN tại thời điểm tính lãi.
+ Phương pháp tính:
– Lãi tiền gửi trả các đơn vị, tổ chức được Kho bạc Nhà nước tính một lần vào ngày cuối cùng của tháng và được chuyển trả đơn vị chậm nhất trong 05 ngày đầu của tháng sau trừ ngày nghỉ, ngày lễ.
– Số dư tính lãi là số dư đầu ngày của tất cả các ngày trong tháng (số ngày thực tế) có trên tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức.
– Số ngày tính lãi trong tháng là số ngày thực tế duy trì số dư đầu mỗi ngày trong tháng (số ngày thực tế là số ngày của tháng tính lãi có thể là 28, 29, 30 hoặc 31 ngày).
– Lãi suất được tính theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm) của Ngân hàng nhà nước trả cho KBNN tại thời điểm tính lãi.
– Số lãi phải trả cho đơn vị, tổ chức được tính theo phương pháp tính lãi tính theo tích số, công thức tính như sau:
Số lãi phải trả = Σ(Số dư tính lãi x Số ngày tính lãi) x Lãi suất.
5. Một số nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh:
– Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước.
– Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
– Hướng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.
– Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
– Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước. Ví dụ như: Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật hay báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
– Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
– Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo chế độ quy định.
– Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động Kho bạc Nhà nước trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước.
– Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
– Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức và
– Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của pháp luật.
– Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
– Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao.