Ngày 20/2/2020 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 10 2020 BTC về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước. Theo đó ban hành kèm theo Thông tư là các biểu mẫu về Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng là gì?
Vật tư (tiếng Anh: Supplies) bao gồm nguyên liệu, vật liêu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoặc cung cấp dịch vụ.
Máy móc, thiết bị (Tiếng Anh: Devices) là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế.
Đối với những dự án, công trình xây dựng, vật tư và các máy móc thiết bị là thành phần không thể thiếu để thực hiện công việc xây dựng và hoàn thành sự án. Đối với những dự án có vốn đầu tư của Nhà nước, các vật tư, thiết bị tồn đọng sẽ được tiến hành thẩm tra bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mẫu báo cáo về giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng được soạn thảo bởi chủ đầu tư công trình xây dựng gửi kèm theo các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị thẩm định, quyết toán dự án sử dụng vốn Nhà nước đến cơ quan có thẩm quyền, báo cáo về vật tư và thiết bị tồn đọng là một trong những thành phần không thể thiếu trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn của Nhà nước.
Báo cáo về giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai kê hoạch thẩm định. Mục tiêu của công tác thẩm tra, quyết toán dự án hoàn thành là để đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại. Đồng thời đánh giá việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Thông tư 10/2020/TT-BTC quy định báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác các nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư; Tổng chi phí đầu tư đề nghị quyết toán, chi tiết theo cơ cấu (bồi thường hỗ trợ và tái định cư, xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn và các khoản chi phí khác); Chi phí thiệt hại trong quá trình đầu tư; Chi phí được phép không tính vào giá trị tài sản; Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư.
Thẩm tra và quyết toán với các dự án công trình nói chung và đối với các dự án có vốn đầu tư của Nhà nước là vô cùng cần thiết để kiểm tra sự tuân thủ pháp luật và loại bỏ những hành vi tham nhũng, cắt xén nguyên vật liệu hay vi phạm những quy định về quy trình xây dựng, an toàn lao động…đảm bảo quyền và lợi ích của các cá nhan, tổ chức liên quan
2. Mẫu Giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng chi tiết nhất:
Mẫu số: 07/QTDA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ ĐẦU TƯ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——- ————-
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính)
GIÁ TRỊ VẬT TƯ, THIẾT BỊ TỒN ĐỌNG
Số TT | Danh mục | Đơn vị tính | Số lượng | Giá đơn vị | Giá trị còn lại | Đơn vị tiếp nhận hoặc xử lý theo quy định |
1 | 2 | 3 | 4 | 5=3×4 | 6 | 7 |
Tổng số | ||||||
I | Vật tư, thiết bị tồn đọng giao cho đơn vị tiếp nhận: | |||||
1 2 … | ||||||
II | Vật tư, thiết bị tồn đọng xử lý theo quy định: | |||||
1 2 … |
……,ngày… tháng…năm
NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ghi chú: Trường hợp không có nội dung phát sinh thì ghi rõ không có vào Mẫu biểu.
3. Hướng dẫn soạn thảo biểu mẫu giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng chi tiết nhất:
Biểu mẫu phải đảm bảo về nội dung và hình thức của một văn bản hành chính
Phần mở đầu: Phải có Quốc hiệu, tiêu ngữ – đây là nội dung bắt buộc
Tên biểu mẫu: Ghi: “GIÁ TRỊ VẬT TƯ, THIẾT BỊ TỒN ĐỌNG”
Nội dung thông tin bảng: Căn cứ và thực tế vật tư và thiết bị tồn đọng của dự án, chủ đầu tư điền các thông tin báo cáo vào bảng với hai nội dung:
Vật tư, thiết bị tồn đọng giao cho đơn vị tiếp nhận: Ghi rõ danh mục, đơn vị, số lượng, giá đơn vị, giá còn lại, đơn vị tiếp nhận theo quy định
Vật tư, thiết bị tồn đọng xử lý theo quy định: Ghi rõ danh mục, đơn vị, số lượng, giá đơn vị, giá còn lại, đơn vị xử lý theo quy định
Cuối biểu mẫu: Người lập biểu mẫu, kế toán trưởng, chủ dầu tư (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
4. Thủ tục thẩm tra dự án sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước:
Căn cứ pháp lý: Thông tư 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán và 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
– Đối với dự án hoàn thành, hạng mục công trình hoàn thành, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị:
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản chính). Trường hợp kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán, tờ trình phải nêu rõ những nội dung thống nhất, nội dung không thống nhất và lý do không thống nhất giữa chủ đầu tư và kiểm toán độc lập. Trường hợp các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, cơ quan pháp luật thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra dự án, trong tờ trình chủ đầu tư phải nêu rõ việc chấp hành các kiến nghị, kết luận của các cơ quan trên.
+ Biểu mẫu báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BTC
+ Toàn bộ các văn bản pháp lý có liên quan theo Mẫu số 02/QTDA
+ Hồ sơ quyết toán của từng hợp đồng gồm các tài liệu (bản chính hoặc do chủ đầu tư sao y bản chính):
+
+ Báo cáo kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành của đơn vị kiểm toán độc lập trong trường hợp thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán (bản chính).
+ Báo cáo kiểm toán hoặc thông báo kết quả kiểm toán (sau đây gọi chung là báo cáo kiểm toán), kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan Kiểm toán nhà nước, thanh tra, kiểm tra trong trường hợp các cơ quan này thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dự án; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp dự án có vi phạm pháp luật bị cơ quan pháp luật điều tra. Báo cáo của chủ đầu tư kèm các tài liệu liên quan về tình hình chấp hành các ý kiến của các cơ quan nêu trên.
– Đối với dự án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư sử dụng vốn chi đầu tư phát triển (nếu có), dự án dừng thực hiện vĩnh viễn chưa có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị:
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản chính).
+ Biểu mẫu báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 6 Thông tư này (bản chính).
+ Toàn bộ các văn bản pháp lý có liên quan theo Mẫu số 09/QTDA (bản chính hoặc bản do chủ đầu tư sao y bản chính).
+ Hồ sơ quyết toán của từng hợp đồng gồm bản chính các tài liệu: Hợp đồng, các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn thanh toán (trừ trường hợp chưa có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị); các văn bản phê duyệt điều chỉnh, bổ sung, phát sinh, thay đổi (nếu có), biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành toàn bộ hợp đồng (nếu có), bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng (nếu có),
+ Báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của kiểm toán độc lập trong trường hợp kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán.
+ Báo cáo kiểm toán, kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan Kiểm toán nhà nước, thanh tra, kiểm tra trong trường hợp các cơ quan này thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm, toán dự án; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp chủ đầu tư vi phạm pháp luật bị cơ quan pháp luật điều tra. Báo cáo của chủ đầu tư kèm các tài liệu liên quan về tình hình chấp hành các ý kiến của các cơ quan nêu trên.
Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình các tài liệu khác có liên quan để phục vụ công tác thẩm tra quyết toán khi cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán đề nghị bằng văn bản.
Bước 2: Gửi hồ sơ
Chủ đầu tư sau khi chuẩn bị hồ sơ nêu trên thì tiến hành gửi hờ sơ về cơ quan có thẩm quyền thẩm tra. Hình thức gửi:
+ Gửi trực tiếp
+ Gửi bưu điện theo địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền thẩm tra
+ Các hình thức khác phù hợp với quy định
Bước 3: Tiến hành các thủ tục thẩm tra
Cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận hồ sơ của chủ đầu tư tiến hành phân loại hồ sơ và tiến hành các thủ tục thẩm tra. Việc thẩm tra bao gồm các nội dung:
– Thẩm tra hồ sơ pháp lý
– Thẩm tra nguồn vấn đầu tư của dự án
– Thẩm tra chi phí đầu tư
– Thẩm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản
– Thẩm tra tài sản hình thành sau đầu tư
– Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng
– Thẩm tra quyết toán đối với dự án quy hoạch sử dụng vốn đầu tư phát triển, dự án chuẩn bị đầu tư, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn chưa có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị được nghiệm thu
Bước 3: Trình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán lập hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán sau khi đã thẩm tra xong quyết toán
Hoạt động thẩm tra dự án sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình, khách quan, tuân thủ các quy định, nguyên tắc thẩm tra được điều chỉnh tại Thông tư 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính. Chủ đầu khi phát hiện các hành vi trái pháp luật trong quá trình thực hiện thẩm tra có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trình tự, thủ tục khiếu nại được quy định theo
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu số 07/QTDA: Giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng chi tiết nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Căn cứ pháp lý: Thông tư 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính (đã hết hiệu lực).