Muốn thành lập trung tâm dạy nghề thì Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và kèm theo công văn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề.
Mục lục bài viết
1. Mẫu công văn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề là gì?
– Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên, có thể làm việc trực tiếp cho các doanh nghiệp sau khi học nghề
–
Mẫu công văn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề là mẫu công văn được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để đề nghị về việc thành lập trung tâm dạy nghề. Mẫu công văn nêu rõ lý do thành lập trung tâm dạy nghề, tên trung tâm dạy nghề, địa chỉ nơi đặt trụ sở, nghề đào tạo, dự kiến quy mô tuyển sinh
2. Mẫu công văn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Số: ……../……….
V/v: Đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề …
…., ngày …. tháng …. năm 20 …
Kính gửi: ……
– Lý do thành lập trung tâm dạy nghề: ……..
– Tên trung tâm dạy nghề: ………
– Tên giao dịch quốc tế (nếu có): …………
– Địa chỉ trụ sở chính: ………
– Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): …….
– Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: …..
– Nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm dạy nghề: …….
– Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: ………
– Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: …….
– Diện tích đất sử dụng: …………….. Diện tích xây dựng: …..
– Vốn đầu tư: ………….
– Thời hạn hoạt động: …………
(Kèm theo đề án thành lập trung tâm dạy nghề)
Đề nghị Bộ, ngành …, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW ……… xem xét quyết định.
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu công văn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề:
– Soạn đầy đủ các thông tin trong mẫu công văn như trên.
(1) Tên cơ quan ra quyết định thành lập.
(2) Tên cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề.
(3) Chức danh người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề.
4. Một số quy định của pháp luật về đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề:
Căn cứ vào Nghị định Số: 975/VBHN-BLĐTBXH quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quy định:
4.1. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
Tại Điều 3. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau:
1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.
2.(được bãi bỏ)
3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
4. Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:
a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng;
b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng;
c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.
5. Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định này (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).
Như vậy, muốn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề cần đáp ứng các điều kiện Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định, Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp và Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định
4.2. Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
Tại Điều 6. Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định:
– Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
+ Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, trường cao đẳng tư thục phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy;
+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ.
– Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ cần bổ sung:
+ Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
+ Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
– Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, hồ sơ cần bổ sung:
+ Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các thành viên góp vốn;
+ Danh sách trích ngang các thành viên Ban sáng lập;
+ Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn thành lập;
+ Dự kiến Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường trung cấp, trường cao đẳng.
4.3. Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về Mẫu công văn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề, Hướng dẫn làm Mẫu công văn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề chi tiết nhất và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy dịnh của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 975/VBHN-BLĐTBXH quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp