Trong quá trình quyết toán dự án hoàn thành của dự án chủ đầu tư cần lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án. Vậy, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án được quy định như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án là gì?
- 2 2. Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án:
- 4 4. Quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước:
- 5 5. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành:
1. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án là gì?
Mục tiêu của công tác quyết toán dự án hoàn thành là để đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại. Đồng thời đánh giá việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Để đảm bảo công tác quyết toán dự án hoàn thành diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, chủ đầy tư cần lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án.
Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là mẫu bản báo cáo của chủ đầu tư về việc tổng hợp quyết toán các khoản chi phí dự án khi dự án hoàn thành, thông tin về dự án, văn bản pháp lý,… Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTC (đã hết hiệu lực) của Bộ tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước. sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người lập biểu, kế toán trưởng và chủ đầu tư cần ký và ghi rõ họ tên để mẫu báo cáo có giá trị trên thực tế.
2. Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án:
Mẫu số: 09/QTDA
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính)
CHỦ ĐẦU TƯ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………, ngày … tháng … năm…
BÁO CÁO
Quyết toán dự án hoàn thành
Của Dự án:…………
(Dùng cho dự án Quy hoạch, Chuẩn bị đầu tư và dự án bị dừng thực hiện vĩnh viễn)
1. Văn bản pháp lý:
Số TT | Tên văn bản | Ký kiệu văn bản; ngày ban hành | Tên cơ quan duyệt (ban hành) | Tổng giá trị phê duyệt (nếu có) |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
I | Hồ sơ pháp lý | |||
– Quyết định phê duyệt dự án, dự toán | ||||
– Chủ trương lập quy hoạch hoặc chuẩn bị đầu tư dự án | ||||
– Văn bản phê duyệt đề cương (đối với dự án quy hoạch) | ||||
– Văn bản phê duyệt dự toán chi phí | ||||
– Văn bản phê duyệt dự án (nhiệm vụ) quy hoạch hoặc chuẩn bị đầu tư | ||||
– Văn bản cho phép hủy bỏ hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn | ||||
– Các văn bản khác có liên quan | ||||
….. | ||||
II | Hợp đồng | |||
1 | … | |||
… | … | |||
III | Kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, kiểm tra, kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật (trường hợp không có thì phải ghi rõ là không có) | |||
1 | ||||
… |
II. Thực hiện đầu tư
1. Nguồn vốn đầu tư:
Đơn vị: đồng
Nguồn vốn đầu tư | Được duyệt | Thực hiện | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 |
Tổng số | |||
1. Nguồn vốn đầu tư công: | |||
1.2. Vốn NSNN | |||
1.2. Vốn đầu tư công khác | |||
2. Nguồn vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh | |||
3. Nguồn vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của nhà nước | |||
4. Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước | |||
5. Nguồn vốn khác (nếu có) |
2. Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:
Đơn vị: đồng
Nội dung chi phí | Dự toán được duyệt | Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán | Tăng (+) Giảm (-) |
1 | 2 | 3 | 4 |
Tổng số | |||
3. Số lượng, giá trị tài sản cố định hình thành sau đầu tư, tên đơn vị tiếp nhận quản lý và sử dụng tài sản (nếu có):
III. Thuyết minh báo cáo quyết toán:
1 .Tình hình thực hiện:
– Thuận lợi, khó khăn
– Những thay đổi nội dung của dự án so với chủ trương được duyệt.
2. Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện dự án:
– Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nước
– Công tác quản lý vốn và tài sản trong quá trình đầu tư
3. Kiến nghị:
Kiến nghị về việc giải quyết các vướng mắc, tồn tại của dự án.
………,ngày… tháng… năm…
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số: 09/QTDA (Ban hành kèm theo Thông tư số: 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính).
+ Chủ đầu tư.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập mẫu báo cáo.
+ Tên biên bản cụ thể là báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin dự án.
+ Văn bản pháp lý.
+ Thực hiện đầu tư.
+ Thuyết minh báo cáo quyết toán.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập mẫu báo cáo.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người lập biểu.
+ Ký và ghi rõ họ tên của kế toán trưởng.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của chủ đầu tư.
4. Quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước:
Ngày 20/2/2020 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 10/2020/TT-BTC về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước. Theo đó, Thông tư quy định quyết toán đối với các dự án đầu tư, nhiệm vụ (dự án hoặc chi phí) chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch (sau đây gọi chung là dự án) sử dụng nguồn vốn nhà nước sau khi hoàn thành hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn theo văn bản cho phép dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án của người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án.
Nguồn vốn nhà nước bao gồm các nguồn vốn sau:
– Vốn đầu tư công.
– Vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh.
– Vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của nhà nước.
– Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Các dự án, công trình, hạng mục công trình sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn nhà nước: Thực hiện thống nhất theo quy định tại Thông tư này, trừ các dự án có quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Dự án có các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành: Căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động hoặc giá trị công trình hoàn thành để hạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý.
Các dự án đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia: Thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Các dự án đầu tư sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ: Thực hiện quyết toán dự án hoàn thành theo Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết, Thông tư hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Trường hợp không có quy định tại Điều ước quốc tế, Thông tư hướng dẫn riêng thì thực hiện theo Thông tư này.
Thông tư đã quy định cụ thể nhiều nội dung như: Việc quyết toán đối với dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; hồ sơ trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán; cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán, thẩm quyền phê duyệt quyết toán, thuê kiểm toán độc lập đối với dự án hoàn thành. Quy định rõ quy trình, trình tự thẩm tra quyết toán cũng như chi phí thuê kiểm toán độc lập, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán cũng như thời gian lập hồ sơ quyết toán (đối với chủ đầu tư), thời gian thẩm tra quyết toán (đối với cơ quan chủ trì thẩm tra) và thời gian phê duyệt quyết toán (đối với người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán). Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cụ thể mẫu biểu báo cáo và trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện quyết toán dự án hoàn thành.
Việc ban hành quy định mới về quyết toán dự án hoàn thành đã hạn chế, khắc phục được những vướng mắc, bất cập về quyết toán dự án hoàn thành trong thời gian trước tại các Thông tư trước đó và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, cơ quan thẩm tra quyết toán và người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa công tác lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, góp phần quản lý hiệu quả nguồn vốn nhà nước trong thời gian tới.
5. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành:
Theo Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BTC quy định nội dung như sau:
“1. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác:
a) Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư.
b) Tổng chi phí đầu tư đề nghị quyết toán, chi tiết theo cơ cấu (bồi thường hỗ trợ và tái định cư, xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn và các khoản chi phí khác).
c) Chi phí thiệt hại trong quá trình đầu tư.
d) Chi phí được phép không tính vào giá trị tài sản.
đ) Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư.
2. Biểu mẫu báo cáo quyết toán:
a) Đối với dự án, dự án thành phần, tiểu dự án hoàn thành, công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị được nghiệm thu gồm các Mẫu số: 01/QTDA, 02/QTDA, 03/QTDA, 04/QTDA, 05/QTDA, 06/QTDA, 07/QTDA, 08/QTDA kèm theo Thông tư này.
b) Đối với dự án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước, không có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị được nghiệm thu gồm các Mẫu số: 03/QTDA, 08/QTDA, 09/QTDA kèm theo Thông tư này.
3. Đối với các dự án thuộc ngân sách của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý: Hồ sơ quyết toán dự án đầu tư xây dựng công trình hoàn thành gồm các mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành kèm theo các văn bản pháp lý liên quan theo Mẫu số 14/QTDA và 15/QTDA (cách lập mẫu báo cáo quyết toán theo hướng dẫn tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này).”
Như vậy, theo quy định của Thông tư, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác các nội dung sau đây: Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư. Tổng chi phí đầu tư đề nghị quyết toán, chi tiết theo cơ cấu (bồi thường hỗ trợ và tái định cư, xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn và các khoản chi phí khác). Chi phí thiệt hại trong quá trình đầu tư. Chi phí được phép không tính vào giá trị tài sản và giá trị tài sản hình thành sau đầu tư.