Trong các trường hợp cần xác định mức độ giá trị thiệt hại về tài sản thì phải kèm theo Biên bản xác định mức độ giá trị thiệt hại về tài sản.
Mục lục bài viết
1. Biên bản xác định mức độ giá trị thiệt hại về tài sản là gì?
– Thiệt hại về tài sản bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tình trạng tài sản ban đầu của người bị thiệt hại và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường
– Người bị thiệt hại là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này.
– Mẫu số 02/MGTH: Biên bản xác định mức độ giá trị thiệt hại về tài sản là mẫu với các nội dung và thông tin về xác định mức độ giá trị thiệt hại về tài sản
Mẫu số 02/MGTH: Biên bản xác định mức độ giá trị thiệt hại về tài sản là mẫu biên bản về xác định mức độ giá trị thiệt hại về tài sản của đơn vị doanh nghiệp, cá nhân. Mẫu nêu rõ thông tin của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, nguyên nhân gây ra thiệt hại, xác định mức độ giá trị thiệt hại. Mẫu biên bản được ban hành kèm theo
2. Biên bản xác định mức độ giá trị thiệt hại về tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ, GIÁ TRỊ THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN
Căn cứ …..
Hôm nay, hồi ……. giờ….. ngày ….. tháng ….. năm ………
Tại:………..
Chúng tôi gồm:
1. ………. Chức vụ:……….
2. ………. Chức vụ:……..
Cá nhân/ tổ chức có tài sản bị thiệt hại là:
Tên cá nhân/tổ chức: ……………- Mã số thuế:………..
Giấy CMND/ Hộ chiếu/ Chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Chứng nhận đăng ký hoạt động số: …….. do ……. cấp ngày…….
Địa chỉ: ……..
Nghề nghiệp/ Lĩnh vực hoạt động/Ngành nghề kinh doanh chính: …….
Với sự chứng kiến của:
1. Ông (bà) ……. Nghề nghiệp:…….
Giấy chứng minh nhân dân số: …….. Ngày cấp: …….. Nơi cấp:……
Địa chỉ thường trú:……
2. Ông (bà) …… Nghề nghiệp:….
Giấy chứng minh nhân dân số:…. Ngày cấp: ………. Nơi cấp:….
Địa chỉ thường trú:……
1. Nguyên nhân gây thiệt hại:
(Nêu rõ sự kiện, địa điểm và thời điểm xảy ra sự kiện gây thiệt hại)……
2. Xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản:
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT | Tên tài sản | Số lượng | Giá trị thiệt hại | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
1 | ………………….. | |||
2 | ||||
Tổng cộng |
Biên bản này gồm có ……… trang, được lập thành …….. bản có nội dung và giá trị pháp lý như nhau.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký xác nhận vào từng trang của biên bản hoặc có ý kiến bổ sung khác (nếu có) như sau: ………………………
CÁ NHÂN HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
CÓ TÀI SẢN BỊ THIỆT HẠI
Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
3. Hướng dẫn làm Biên bản xác định mức độ giá trị thiệt hại về tài sản:
Quyền sở hữu hợp pháp về tài sản cảu cá nhân, pháp nhân, của các chủ thể khác được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nếu người gây thiệt hại xâm phậm đến tài sản thì họ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Theo Điều 608 Bộ luật dân sự thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:
+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại: Cần xác định giá trị thực tế của tài sản để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản. Giá trị của tài sản không thống nhất ở thời điểm gây thiệt hại và thời điểm bồi thường. Do đó, khi xác định giá trị của tài sản lưu ý xác định giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm
+ Tài sản bị hư hỏng: Hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại làm cho tài sản bị hư hỏng, không còn tình trạng nguyên vẹn như trước khi bị thiệt hại và cần phải bỏ ra chi phí để sửa chữa tài sản. Do đó, trong trường hợp tài sản bị hư hỏng thì chi phí sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng của tài sản cũng được xác định là thiệt hại và người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường những khoản này.
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản: Đây là thiệt hại gián tiếp liên quan đến tài sản bị thiệt hại. Tài sản luôn chứ đụng trong nó những lợi ích nhất định, những lợi ích này sẽ thu được thông qua hành vi khai thác, sử dụng của con người. Lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản có thể được hiểu là những lợi ích vật chất cụ thể mà người bị thiệt hại không thu được kể từ khi tài sản bị xâm phạm (hoa màu không thu hoạch được, xe ô tô bị hư hỏng nặng không thể sử dụng để làm taxi,…).
+ Chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: Người bị thiệt hại đã phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra chi phí khác để khắc phục thiệt hại.
4. Một số quy định về xác định mức độ giá trị thiệt hại về tài sản:
Căn cứ vào Luật số:
4.1. Xác định thiệt hại:
Tại Điều 22. Xác định thiệt hại:
1. Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này và chi phí khác quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Giá trị thiệt hại được bồi thường được tính tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 43 của Luật này hoặc tại thời điểm
3. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại được bồi thường quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 23, Điều 24, các khoản 1, 2 và 3 Điều 25, các khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4 Điều 26, khoản 3 Điều 27 của Luật này được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế cho đến khi chấm dứt thiệt hại đó.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Như vậy, Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này và chi phí khác quy định của pháp luật. Giá trị thiệt hại được bồi thường được tính tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 43 của Luật này hoặc tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá trị thiệt hại đối với trường hợp quy định. Và lưu ý Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại được bồi thường quy định.
4.2. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
Tại Điều 23. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
1. Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản trên thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này. Thời điểm để xác định hiện trạng tài sản làm căn cứ tính mức bồi thường là thời điểm thiệt hại xảy ra.
2. Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này để sửa chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
4. Trường hợp các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải hoàn trả các khoản tiền đó và khoản lãi cho người bị thiệt hại.
Trường hợp các khoản tiền đó là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính là khoản lãi vay hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp các khoản tiền đó không phải là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính theo lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trường hợp không có thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Dân sự tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này.
5. Trường hợp người bị thiệt hại không thể thực hiện được các giao dịch dân sự, kinh tế đã có hiệu lực và đã phải thanh toán tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế đó thì thiệt hại được xác định là số tiền phạt theo mức phạt đã thỏa thuận và khoản lãi của khoản tiền phạt đó.
Trường hợp khoản tiền phạt đó là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính là khoản lãi vay hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp khoản tiền phạt đó không phải là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính theo lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trường hợp không có thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Dân sự tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này.
6. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì thiệt hại được bồi thường là phần thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như Vậy, Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản trên thị trường tại thời điểm quy định, Trường hợp các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải hoàn trả các khoản tiền đó và khoản lãi cho người bị thiệt hại.
Căn cứ pháp lý: Luật số: