Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được quy định như thế nào? Người lao động, nhân viên làm việc theo hợp đồng của Nghị định 68/2000/NĐ-CP được hưởng các chế độ như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều đối tượng người lao động khác nhau, do đó cũng có rất nhiều quy định pháp luật áp dụng cho từng loại đối tượng lao động khác nhau. Cụ thể tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc như: lái xe, bảo vệ, vệ sinh, Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp… trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Bài viết đi sâu phân tích về các chế độ cho nhân viên theo loại hợp đồng với các công việc trên.
Quy định về vấn đề trả lương cho người lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP sẽ được thực hiện chi tiết như thế nào? Nếu mức lương mới trả cho người lao động cao hơn mức lương hiện hưởng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì có vi phạm Bộ luật Lao động không? Việc tăng lương hàng năm cho người lao động theo nghị định này căn cứ vào quy định nào của Nhà nước? Các quy định về đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá, phân loại; tinh giản biên chế… đối với các trường hợp là Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP sẽ được thực hiện như thế nào? Có rất nhiều câu hỏi đươc đặt ra xoay quanh Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, để giảm bớt những khó khăn trong quá trình tìm hiểu đội ngũ pháp lý chúng tôi tóm tắt lại theo bài viết dưới đây.
Hợp động lao động là hình thức giao kết hợp đồng ghi nhận các thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về yêu cầu của công việc, thời hạn của hợp đồng, các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp và thỏa thuận về điều kiện việc làm, các quyền và nghĩa vụ của các bên được thỏa thuận và cam kết để thực hiện trong hợp đồng.
Các hợp đồng lao động theo quy định tại nghị định 68/2000/NĐ-CP liên quan tới các công việc như thừa hành, lái xe cho các lãnh đạo thực hiện công vụ, bảo vệ trong các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập từ địa phương đến trung ương, công việc vệ sinh, các công việc trông giữ xe của khách đến làm việc với cơ quan, tổ chức và phương tiện của cán bộ, công nhân viên chức đang làm việc, công việc bảo trì, duy tu các thiết bị điện, máy móc, phương tiện đi lại phục vụ cho việc thực hiện vụ, các hệ thống cấp thoát nước ở đơn vị sự nghiệp,…
Theo chủ trương tại nghị định 68/2000/NĐ-CP các đơn vị thực hiện một số nội dung sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Phổ biến nội dung
- 2 2. Rà soát các trường hợp lao động hợp đồng hiện có tại cơ quan, đơn vị
- 3 3. Số lượng lao động hợp đồng
- 4 4. Mức lương
- 5 5. Thẩm quyền ký hợp đồng lao động
- 6 6. Nguồn kinh phí chi trả cho lao động hợp đồng
- 7 7. Mẫu hợp đồng
- 8 8. Chế độ trợ cấp thôi việc cho nhân viên hợp đồng Nghị định 68/2000/NĐ-CP
1. Phổ biến nội dung
Về chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp tại các văn bản nêu trên để cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị cập nhật các quy định mới của Nhà nước.
2. Rà soát các trường hợp lao động hợp đồng hiện có tại cơ quan, đơn vị
Căn cứ các công việc và điều kiện quy định tại Điều 1, Điều 6 Nghị định hợp nhất số 04/NĐHN-BNV của Bộ Nội vụ và khoản 3 Điều 4 Thông tư số 03/2019/TT-BNV (sửa đổi Khoản 1 Mục III Thông tư số 15/2001/TT-BNV) để thực hiện ký hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP đối với các trường hợp đủ điều kiện, phù hợp với nhu cầu của đơn vị.
3. Số lượng lao động hợp đồng
Tại mỗi cơ quan, đơn vị số lượng lao động hợp đồng không tăng thêm so với số hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP hiện có và giảm dần đến số phù hợp với nhu cầu của đơn vị để thực hiện các công việc theo quy định tại Điều 1, Nghị định hợp nhất số 04/NĐHN-BNV. Không ký lao động hợp đồng làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức ở cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên. Trường hợp đơn vị không có nhu cầu hoặc cá nhân không chuyển tiếp ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thì thực hiện giải quyết chế độ theo quy định, trong đó có cả việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo
4. Mức lương
Mức lương của người lao động hợp đồng đang áp dụng bảng lương quy định tại
5. Thẩm quyền ký hợp đồng lao động
– Đối với các cơ quan hành chính là người đứng đầu cơ quan, đơn vị được xác định là đầu mối giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước có con dấu và tài khoản riêng.
– Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng lao động hợp đồng.
6. Nguồn kinh phí chi trả cho lao động hợp đồng
– Đối với cơ quan hành chính: Do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngoài quỹ tiền lương hàng năm của cơ quan theo quy định của pháp luật.
– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Từ nguôn tài chính ngoài quỹ tiền lương hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
7. Mẫu hợp đồng
Thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
8. Chế độ trợ cấp thôi việc cho nhân viên hợp đồng Nghị định 68/2000/NĐ-CP
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư Xin luật sư tư vấn dùm tôi trường hợp này: Trường tôi có 1 hợp đồng theo Nghị định 68 (tạp vụ), làm việc từ thời điểm tháng 01/2015, đến nay, cô này xin thôi việc và có quyết định nghỉ vào 30/11/2017. Vậy tôi xin hỏi, ở trường tôi có trả trợ cấp thôi việc cho cô này không hay cô này chỉ hưởng trợ cấp thất nghiệp do bảo hiểm xã hội chi trả. Xin cảm ơn luật sư.?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày thì trường bạn có một nhân viên tạp vụ ký hợp đồng theo Nghị định 68. Điều này có nghĩa là hợp đồng giữa trường bạn và nhân viên tạp vụ là hợp đồng lao động được điều chỉnh theo Bộ luật lao động theo quy định tại Điều 5 Nghị định 68/2000/NĐ-CP, khi chấm dứt hợp đồng thì người lao động sẽ được giải quyết quyền lợi theo quy định của pháp luật về lao động.
Hiện tại, cô này xin thôi việc và có quyết định nghỉ vào ngày 30/11/2017. Trong trường hợp này, trường bạn vẫn phải trả trợ cấp thôi việc nếu nhân viên này đáp ứng các điều kiện tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương….”
Nhân viên tạp vụ làm việc cho trường bạn từ năm 2015, đến nay là được 2 năm. Bên cạnh đó, cô nhân viên xin thôi việc và trường bạn có Quyết định nghỉ vào 30/11/2017. Điều này có nghĩa là hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012. Do đó, nhân viên tạp vụ của trường bạn vẫn thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019”.
Tuy nhiên, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Do bạn không nêu rõ thời gian nhân viên tạp vụ tham gia bảo hiểm thất nghiệp là thời gian nào nên có thể xảy ra hai trường hợp:
– Trường hợp 1, nhân viên tạp vụ có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trùng với khoảng thời gian bạn làm việc tại trường bạn thì trường bạn sẽ không phải trả trợ cấp thôi việc cho cô nhân viên tạp vụ.
– Trường hợp 2, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp ít hơn thời gian làm việc của nhân viên tạp vụ tại trường học thì trường bạn vẫn phải thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho cô nhân viên trong khoảng thời gian ít hơn đó. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Luật sư tư vấn pháp luật trợ cấp thôi việc cho nhân viên tạp vụ:1900.6568
Mặt khác, cô nhân viên trường bạn có thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng các điều kiện hưởng thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 như sau:
– Là người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hợp lệ tại trung tâm dịch vụ việc làm;
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp:
+ Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
Như vậy, nếu nhân viên tạp vụ đủ các điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp nêu trên thì cô này sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.