Tham gia nghĩa vụ quân sự năm 1985 có được cộng nối bảo hiểm không? Hồ sơ, thủ tục cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi đi bộ đội trước năm 1987.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào các anh, chị trong công ty trách nhiệm hữu hạn dương gia. Tôi tham gia bảo hiểm bắt buộc từ 1.1.2003 hiện đang làm chủ tịch mặt trận tổ quốc xã Nga Mỹ. Trước năm 2003 tôi có tham gia nghĩa vụ quân sự nhập ngũ 13/2/1982, xuất 29/11/1985 thời gian được trong quân ngũ 3 năm 9 tháng 16 ngày, tháng 10/1986 đến tháng 10/1987 làm phó công an xã (còn Quyết định tuyển dụng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã) sâu đó chuyển công tác khác. Tôi có nằm trong diện được nối bảo hiểm xã hội của 2 giai đoạn này không? Nếu được thì có được làm tròn năm không. Cảm ơn quý công ty?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH;
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn trình bày, bạn có tham gia nghĩa vụ quân sự nhập ngũ 13/2/1982, xuất ngũ ngày 29/11/1985 thời gian được trong quân ngũ 3 năm 9 tháng 16 ngày, tháng 10/1986 đến tháng 10/1987 làm phó công an xã (còn Quyết định tuyển dụng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã) sau đó chuyển công tác khác Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên trong trường hợp này bạn có thể tham khảo quy định dưới đây để biết mình có được cộng nối thời gian công tác trong quân đội hay không. Cụ thể:
Khoản 5 Điều 3
Bên cạnh đó, theo khoản 6 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm đối với người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 1/1/1995 như sau:
“Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân”.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 23
Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội:
+ Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ;
+ Điểm a Khoản 1 Điều 1 của
+ Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về cộng nối bảo hiểm xã hội khi tham gia quân đội: 1900.6568
+ Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ;
+ Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ;
+ Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ;
+ Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg .
Theo đó, nếu thời gian 3 năm 9 tháng 16 ngày phục vụ trong quân đội và 1 năm làm phó công an xã mà chưa được hưởng trợ cấp theo các văn bản trên thì sẽ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Để được cộng nối thời gian trong quân đội vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bạn cần cung cấp các giấy tờ có liên quan như quyết định tuyển dụng, quyết định xếp, nâng lương, hợp đồng lao động, bảng thanh toán lương… để chứng minh thời gian công tác, mức lương thực tế, đồng thời có văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang quản lý đơn vị xem xét việc truy đóng bảo hiểm xã hội thời gian này. Cụ thể:
Theo quy định tại phụ lục 1 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì trường hợp cấp và ghi xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có thời gian công tác trước năm 1995 (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 01/01/1995), hồ sơ bao gồm:
– Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động;
– Quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động;
– Các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương….;
– Xác nhận chưa được giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên, bảo hiểm xã hội một lần.
Ngoài ra, theo khoản 2, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. Do đó, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn có tháng lẻ là 9 tháng thì bạn sẽ được tính tròn là 1 năm để tính lương hưu.