Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình phải được thẩm định bởi người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng từ đó làm cơ sở xem xét, phê duyệt. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc mẫu tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình là gì?
Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình được hiểu là văn bản thể hiện các nội dung liên quan đến việc đầu tư xây dựng, bao gồm sự cần thiết, mức độ khả thi, hiệu quả của việc đầu tư xây dựng với công trình quy mô nhỏ. Mục đích của báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình là làm căn cứ, cơ sở để xem xét và đưa ra quyết định có đầu tư hay không đầu tư.
Thẩm định được hiểu là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
Mẫu tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình là mẫu tờ trình được lập ra bởi người có thẩm quyền quyết định đầu tư để trình thẩm định về việc báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình.
Mẫu tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình được ban hành kèm theo
2. Mẫu tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình:
[TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN]
[TÊN CHỦ ĐẦU TƯ]
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
Số: ……..
….., ngày…tháng….năm….
TỜ TRÌNH
THẨM ĐỊNH BÁO CÁO KINH TẾ – KỸ THUẬT XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH……….
Kính gửi: …(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)…
– Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/06/2014;
– Căn cứ
– Căn cứ Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
– Căn cứ (pháp lý khác có liên quan).
(Tên Chủ đầu tư) trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên công trình:……………….
2. Tên chủ đầu tư:………………..
3. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình:…………………
4. Mục tiêu đầu tư xây dựng:…………….
5. Địa điểm xây dựng:……………….
6. Diện tích sử dụng đất:……………..
7. Tổng mức đầu tư:………………
8. Nguồn vốn đầu tư:……………..
9. Hình thức quản lý dự án:……………….
10 Thời gian thực hiện:………………
11. Những kiến nghị:………………
(Gửi kèm theo Tờ trình này là toàn bộ hồ sơ Báo cáo KTKT và kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán)
Nơi nhận:
– Như trên,
– Lưu:…
Đại diện chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình:
Tờ trình thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức
– Về hình thức:
+ Tên chủ đầu tư được đặt ở vị trí trên cùng góc bên trái của khối giấy A4
+ Quốc hiệu – tiêu ngữ: được đặt ở vị trí trên cùng bên phải của khổ giấy A4; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
+ Tên tờ trình thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình… ghi rõ tên công trình
+ Ghi đầy đủ các căn cứ Nghị định, Thông tư, văn bản pháp luật
– Về nội dung: trình bày đầy đủ các nội dung về tên công trình, tên chủ đầu tư, tổ chức tư vấn lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức quản lý dự án, thời gian thực hiện, kiến nghị
– Tờ trình thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình phải có chữ ký và xác nhận, đóng dấu của đại diện chủ đầu tư
4. Thông tin liên quan:
4.1. Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và Thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình:
– Theo quy định tại Điều 55 Luật Xây dựng 2014, nội dung của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
+ Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
+ Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
– Thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình được quy định tại
4.2. Khi nào phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình:
Không phải bất kỳ dự án xây dựng công trình nào cũng cần phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, thông thường các dự án xây dựng có quy mô nhỏ và không cần phải lập dạng báo cáo phức tạp hơn.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì các dự án xây dựng công trình thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình mà không cần phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, bao gồm:
– Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
– Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 điều 13 Nghị định 59/2015/NĐ-CP Hồ sơ báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm có:
– Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
– Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định như trên.
4.3. Thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình:
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 thì quy định về thẩm quyền thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 (Điểm a Khoản 3 Điều 56) của Luật Xây dựng. Theo đó, người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, giao cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với tính chất, nội dung của dự án khi không có cơ quan chuyên môn trực thuộc thực hiện thẩm định các nội dung quy định tại Điều 57 của Luật này.