Đảng viên bị tâm thần có bị xóa tên khỏi Đảng không? Những trường hợp Đảng viên bị xóa tên khỏi Đảng. Xét lý lịch đối với người vào Đảng.
Đảng viên bị tâm thần có bị xóa tên khỏi Đảng không? Những trường hợp Đảng viên bị xóa tên khỏi Đảng. Xét lý lịch đối với người vào Đảng.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi một nội dung sau: Ở Đảng bộ chúng tôi có 2 Đảng viên sau một thời gian sinh hoạt thì bị bệnh tâm thần, đã chữa nhưng không khỏi và đã được cơ quan chức năng cấp chứng nhận bị bệnh tâm thần. Trường hợp này chúng tôi làm thủ tục xóa tên được không? Nếu được thì căn cứ vào quy định nào? Kính mong Luật sư hồi đáp. Xin trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 8 Quy định 29-QĐ/TW, các trường hợp xóa tên Đảng viên được quy định bao gồm:
"8.1- Xóa tên đảng viên
Chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị."
Như vậy, theo quy định trên trong trường hợp của bạn hai Đảng viên đó không thuộc trường hợp bị xóa tên khỏi Đảng bởi:
– Thứ nhất: Đảng viên đó do mắc bệnh tâm thần nên không thể tham gia sinh hoạt Đảng, cũng có thể không đóng Đảng phí. Tuy nhiên, đây sẽ được xem là có lý do chính đáng. Do vậy không thể căn cứ vào lý do này để xóa tên người đó khỏi Đảng.
– Thứ hai: Đảng viên đó không tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên.
– Thứ ba: lý do Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ không áp dụng trong trường hợp này bởi đối với Đảng viên bị tâm thần thì tạm thời không thể làm nhiệm vụ Đảng viên, không có căn cứ cho rằng đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu.
– Thứ tư: nếu Đảng viên đó hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên thì thuộc trường hợp bị xóa tên khỏi Đảng. Nếu không thuộc trường hợp đó thì không đưa ra lý do này để xóa tên Đảng viên.
– Thứ năm: lý do Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị. Tiêu chuẩn chính trị của Đảng viên được quy định như sau:
Điều 1 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định:
"Điều 1.
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng."
Về vấn đề lý lịch của người vào Đảng phải nêu rõ:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Đối với bản thân người vào Đảng: cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.
+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.
+ Nếu những người thân (ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp.
Ngoài ra, theo quy định của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng quy định người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp theo quy định tại Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại khoản 2, Điều 2:
Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:
+ Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
+ Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.
Như vậy, nếu Đảng viên đó không đáp ứng các tiêu chuẩn chính trị trên thì thuộc trường hợp xóa tên ra khỏi Đảng.
Bạn xem xét lại trường hợp Đảng viên thuộc Chi bộ mình để đưa ra quyết định có xóa tên Đảng viên hay không?