Phụ cấp trách nhiệm là gì? Điều kiện được hưởng phụ cấp trách nhiệm? Đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm? Mức phụ cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật? Có được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi làm tổ trưởng tổ văn phòng? Tư vấn một trường hợp cụ thể?
Hiện nay, đối với một số người lao động mà làm việc kiêm nghiệm đồng thời hai công việc đó là vừa thực hiện việc liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ mà lại vừa phải đảm nhiệm thêm công việc khác đòi hỏi trách nhiệm cao. Trong các hoạt động lao động, sản xuất, một số vị trí làm việc khi kiêm nhiệm những công việc nhất định thì bên cạnh tiền lương sẽ có thêm khoản phụ cấp trách nhiệm. Vậy phụ cấp trách nhiệm là gì? Ai sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm? Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm như thế nào? Tại bài viết này, Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản về vấn đề nêu trên.
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
+
+
+Công văn 9389/BGDĐT-TCCB phụ cấp của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và tương đương do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
1. Phụ cấp trách nhiệm là gì?
Phụ cấp trách nhiệm là loại phụ cấp nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo, hoặc những người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao mà điều kiện này chưa được xác định trong mức lương.
Xuất phát từ bản chất là một khoản tiền mà người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương. Do đó, phụ cấp trách nhiệm được xác định là loại phụ cấp chứ không phải trợ cấp.
2. Điều kiện được hưởng phụ cấp trách nhiệm?
– Phụ cấp trách nhiệm được cấp cho người lao động làm một số công việc thuộc công tác quản lý (như tổ trưởng, tổ phó, đội trưởng, đội phó, quản đốc, đốc công, trưởng ca, phó trưởng ca, trưởng kíp, phó trưởng kíp và chức danh tương tự)
– Phụ cấp trách nhiệm được cấp cho người lao động làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn so với trách nhiệm đã tính trong mức lương của thang lương, bảng lương (như thủ quỹ, thủ kho, kiểm ngân và chức danh tương tự).
– Phụ cấp trách nhiệm cho người lao động được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.
– Phụ cấp trách nhiệm được cấp cho người lao động khi không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm.
3. Đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm?
– Người lao động làm công tác quản lý như: Quản đốc, đốc công, trưởng ca – Phó trưởng ca, Trưởng kíp – Phó trưởng kíp, Tổ trưởng – Tổ phó, Đội trưởng – Đội phó…
– Người lao động làm công việc cần tinh thần trách nhiệm cao hơn so với mức đã tính trong thang – bảng lương như: Kiểm ngân, Thủ quỹ, Thủ kho…
4. Mức phụ cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật:
Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm bốn mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương tối thiểu chung như đã quy định của pháp luật hiện hành. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng trên tháng thì các mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Mức 1 với hệ số 0,5 có mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 là 145.000 đồng;
Mức 2 với hệ số 0,3 có mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 là 87.000 đồng;
Mức 3 với hệ số 0,2 có mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 là 58.000 đồng;
Mức 4 với hệ số 0,1 có mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 là 29.000 đồng;
Đối tượng áp dụng các mức phụ cấp trách nhiệm công việc:
Một là, Mức 1, hệ số 0,5; đối tượng áp dụng là Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của các phòng Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 2, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 3, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 5 thuộc Bệnh viện Hữu nghị và phòng Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương phía Nam thuộc Bệnh viện Thống nhất hoặc lái xe phục vụ các chức danh từ Phó Thủ tướng Chính phủ và tương đương trở lên.
Hai là, Mức 2, hệ số 0,3 đối tượng áp dụng là trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc; các cán bộ, viên chức trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C, người xử lý mẫu và nguồn phóng xạ kín, hở, an toàn phóng xạ; cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; và cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các khoa, bộ phận hồi sức cấp cứu và trực tiếp phục vụ cấp cứu bệnh nhân tại trạm cấp cứu 05; ngoài ra thì thông tư còn quy định ở mức 2 có cả giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt; Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng I và các huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao Quốc gia; lái xe phục vụ chức danh Bộ trưởng và tương đương; trưởng kho vật liệu nổ, nhân viên cung ứng vật liệu nổ.
Ba là, Mức 3, hệ số 0,2 đối tượng được áp dụng ở mức này bao gồm: Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc; Cán bộ, viên chức bảo vệ, vận chuyển, làm việc với các mẫu và nguồn phóng xạ kín và hở; kiểm tra độ phóng xạ khu vực máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C và trung tâm đo phóng xạ; phục vụ công tác an toàn máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C, vệ sinh khu vực máy, kho nguồn và trung tâm đo phóng xạ; Tổ trưởng các ngành địa chất, khí tượng thuỷ văn, khảo sát, đo đạc, trồng rừng và điều tra rừng; Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch; …
Bốn là, Mức 4, hệ số 0.1 đối tượng được áp dụng ở mức này dược quy định là Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch; Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng; Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III; Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế;…
5. Có được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi làm tổ trưởng tổ văn phòng?
Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08/12/2005 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập quy định:
Phạm vi và đối tượng áp dụng là: Cán bộ, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập được cấp có thẩm quyền thành lập (Mục I).
Tại Mục IV, Thông tư này quy định: cơ sở giáo dục là trường tiểu học và trường mầm non, Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) đều được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Theo quy định trên thì Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn và tương đương trong trường tiểu học và trường mầm non trong các cơ sở giáo dục công lập là chức vụ lãnh đạo và được hưởng phụ cấp theo hướng dẫn của Thông tư trên.
Theo quy định tại các Điều lệ Trường tiểu học và Điều lệ trường Mầm non hiện nay thì trường Tiểu học và trường Mầm non đều có Tổ Chuyên môn và Tổ Văn phòng. Các Điêu lệ trên không quy định cụ thể là Tổ Văn phòng có tương đương với Tổ Chuyên môn hay không? Tuy nhiên, theo lý luận về mặt tổ chức bộ máy nhà trường thì các tổ trong một đơn vị thì đều là tương đương.
Như vậy, Tổ trưởng và Tổ phó Văn phòng trong trường tiểu học và trường mầm non trong các cơ sở giáo dục công lập vẫn là đối tượng được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo được quy định tại Thông tư trên.
6. Tư vấn một trường hợp cụ thể:
Tóm tắt câu hỏi:
Vui lòng cho hỏi một người vừa làm công tác văn thư kiêm thủ quỹ tai trường học vừa làm tổ trưởng tổ văn phòng thì được hưởng phụ cấp chức vụ tổ trưởng có được hưởng phụ cấp trách nhiệm văn thư kiêm thủ quỹ không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào các quy định về chế độ phụ cấp, cán bộ, công chức, viên chức làm công việc đến đâu, thì sẽ được hưởng phụ cấp đến đó, trường hợp một người vừa làm thủ quỹ, vừa làm công tác văn thư thường xuyên, thì sẽ được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định của pháp luật như sau:
Theo quy định của
Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức : 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương cơ sở. Theo quy định tại khoản 2 mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV thì thủ quỹ trong cơ quan, đơn vị được hưởng phụ cấp 0,1
Đồng thời theo
“Cán bộ, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.”
Theo quy định của Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT thì tại phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với tổ trưởng chuyên môn và tương dương tại trường trung học phổ thông là 0,25, tại trường trung học cơ sở là 0,2; tại trường tiểu học và trường mầm non là 0,2.
Như vậy, Tổ trưởng và Tổ phó Văn phòng trong các cơ sở giáo dục công lập vẫn là tổ trưởng tương đương và thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo được quy định.
Từ những căn cứ trên, trường hợp bạn làm công tác văn thư kiêm thủ quỹ tại trường học và tổ trưởng tổ văn phòng thì bạn sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ tổ trưởng, tuỳ vào trường nơi bạn công tác sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ theo các hệ số khác nhau; đối với việc bạn đảm nhiệm công tác văn thư- lưu trữ thì bạn sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc theo Thông tư 05/2005/TT-BNV.