Đang bảo lưu đại học có được hoãn nghĩa vụ quân sự không? Quy định về xử phạt đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của mỗi công dân Việt Nam. Khi các chủ thể đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì công dân sẽ được gọi nhập ngũ. Các đối tượng khi có lệnh nhập ngũ thì sẽ phục vụ trong Quân đội nhân dân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người công dân không đủ điều kiện như về độ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trong một số trường hợp cụ thể thì sẽ được hoãn nghĩa vụ quân sự. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về việc đang bảo lưu đại học có được hoãn nghĩa vụ quân sự không?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Đang bảo lưu đại học có được hoãn nghĩa vụ quân sự không?
1.1. Các đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:
Khoản 1 Điều 41
– Người chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
Theo quy định của
Sau đợt khám sức khỏe sơ tuyển nghĩa vụ quân sự thì các đối tượng sẽ khám sức khỏe chi tiết do hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự ở cấp quận huyện thực hiện khám những công dân đã qua vòng khám sơ tuyển sức khỏe sau đó tiến hành thực hiện việc khám chi tiết các chuyên khoa về mắt, tai mũi họng, khám nội ngoại khoa, thể lực, khám tâm thần và thần kinh và kết luận sau khi khám xong và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe cho những công dân tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định. Trong trường hợp không đáp ứng được yêu cầu về sức khoẻ thì sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
– Người là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Như vậy, trong trường hợp này, nếu các chủ thể muốn tạm hoãn nhập ngũ thì các chủ thể cần phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, xác nhận rằng bạn là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng bà ngoại hiện không còn khả năng lao động. Nếu không có xác nhận này thì bạn sẽ không thể xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
– Người là một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
Việc quy định như thế này là hoàn toàn hợp lý. Đây là một trong số những chế độ ưu đãi Nhà nước dành cho bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
– Người có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Các hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là một lực lượng quan trọng của hệ thống công an nhân dân Việt Nam. Các chủ thể này đã đóng góp những vai trò quan trọng đối với sự phát triển và an ninh, nền hoà bình của quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình công tác cũng không tránh khỏi những nguy hiểm về tính mạng và sức khoẻ nên các anh, chị hoặc em ruột của các đối tượng này sẽ được hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự.
– Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
Các đối tượng khi thuộc diện di dân ,giãn dân sẽ mất một khoảng thời giản để ổn định cuộc sống. Chính vì thế pháp luật quy định các chủ thể này trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định sẽ được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Ngày nay, đất nước vẫn còn nhiều các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Các cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc tại các vùng kinh tế – xã hội đó sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự là một trong số đó. Việc ban hành quy định này góp phần giúp các cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong yên tâm công tác và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
– Người đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Học tập có những vai trò và ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Quá trình học tập là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người học phải không ngừng nỗ lực, kiên trì để đạt được mục tiêu mình đặt ra. Chính bưởi những vai trò mà việc học tập mang lại nên các chủ thể khi đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
– Dân quân thường trực.
Tham gia dân quân tự vệ là quyền đồng thời là nghĩa vụ của mọi công dân. Theo quy định của pháp luật thì các dân quân thường trực sẽ được hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự.
Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định được nêu cụ thể bên trên nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ sẽ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Quyết định.
Như vậy trong trường hợp các chủ thể không thuộc các trường hợp nêu trên thì bạn sẽ không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Mọi trường hợp trốn tránh nghĩa vụ quân sự đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.2. Bảo lưu học đại học hoặc đang trong thời gian bảo lưu học đại học có được hoãn nghĩa vụ quân sự không?
Từ quy định được nêu cụ thể bên trên ta thấy theo điểm g khoản 1 điều 41
” Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, ta thấy các đối tượng đang trong thời gian bảo lưu hoặc bảo lưu kết quả học tập thì không tính vào thời gian đào tạo tại trường nên không thuộc đối tượng tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Các đối tượng này sẽ không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Nếu có hành vi trốn tránh thì tuỳ vào tính chất và mức độ của hành vi thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về xử phạt đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự:
Mức xử phạt đối với người trốn nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất: Mức xử phạt hành chính:
– Phạt từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng nếu:
+ Các chủ thể được gọi nhập ngũ không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi mà không có lý do chính đáng.
– Phạt từ 1,5 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng nếu:
+ Các chủ thể được gọi nhập ngũ không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
– Phạt từ 02 triệu đồng đến 04 triệu đồng nếu:
+ Các chủ thể được gọi nhập ngũ có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
+ Các chủ thể được gọi nhập ngũ có hành vi đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe.
Mức xử phạt hành chính đối với người trốn nghĩa vụ quân sự được quy định từ 800.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Thứ hai: Xử lý hình sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 332
Các chủ thể là người không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Còn trong trường hợp nếu có thêm các tình tiết tăng nặng cụ thể như: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình hay phạm tội trong thời chiến hoặc có hành vi lôi kéo người khác phạm tội thì mức phạt tù từ 01 đến 05 năm.
Như vậy, xử lý hình sự đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự thì mức xử phạt cao nhất là 05 năm tù.