Điều kiện năng lực của ban quản lý chuyên ngành. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của ban quản lý chuyên ngành nhóm B.
Điều kiện năng lực của ban quản lý chuyên ngành. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của ban quản lý chuyên ngành nhóm B.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi hiện đang làm việc tại một Ban Quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chúng tôi được giao một dự án nhóm B, là dự án hỗn hợp gồm các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, dân dụng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cấp công trình cấp III,IV). Tôi muốn hỏi Ban Quản lý của chúng tôi phải đáp ứng những điều kiện gì để đủ năng lực quản lý dự án trên. Số lượng cán bộ bao nhiêu? Trình độ chuyên môn thế nào? Chứng chỉ hành nghề liên quan? Tôi đã tham khảo các văn bản pháp luật và trao đổi với Sở Xây dựng địa phương nhưng do vấn đề này quá mới nên chưa có được câu trả lời thỏa đáng. Mong Luật sư giúp tôi, xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Ban quản lý dự án là ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng chuyên nghiệp do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc các Sở, ngành cấp tỉnh quyết định thành lập để thực hiện quản lý nhiều dự án của chủ đầu tư, theo địa bàn hoặc lĩnh vực.
Căn cứ Điều 64
"Điều 64. Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước:
a) Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định này;
b) Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận;
c) Có ít nhất 20 (hai mươi) người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án chuyên ngành.
2. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định này;
b) Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp quy mô dự án, cấp công trình và với công việc đảm nhận;
c) Có ít nhất 10 (mười) người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án chuyên ngành.
3. Ban quản lý dự án một dự án:
a) Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định này;
b) Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận;
c) Có ít nhất 10 (mười) người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án được giao quản lý."
Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án tùy vào các nguồn vốn khác nhau được quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Do bạn không nói rõ việc sử dụng nguồn vốn do cơ quan nào phê duyệt nên có thể căn cứ trường hợp sau:
Trường hợp 1. Đối với ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước:
– Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng.
+ Giám đốc quản lý dự án hạng I: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã là Giám đốc quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng I;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về ban quản lý dự án: 1900.6568
+ Giám đốc quản lý dự án hạng II: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã là Giám đốc quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng II;
+ Giám đốc quản lý dự án hạng III: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã là Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng III.
– Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.
– Có ít nhất 20 người có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với loại dự án được giao quản lý.
Trường hợp 2. Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng.
+ Giám đốc quản lý dự án hạng I: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã là Giám đốc quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng I;
+ Giám đốc quản lý dự án hạng II: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã là Giám đốc quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng II;
+ Giám đốc quản lý dự án hạng III: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã là Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng III.
– Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.
– Có ít nhất 10 người có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với loại dự án được giao quản lý.