Hành vi trêu ghẹo, tán tỉnh người đã có gia đình có bị xử phạt không? Quy định của pháp luật về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Hành vi trêu ghẹo, tán tỉnh người đã có gia đình có bị xử phạt không? Quy định của pháp luật về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư trả lời giúp tôi: Đồng nghiệp của vợ tôi gọi điện rủ rê tán tỉnh vợ tôi, thường xuyên xin gặp. Hắn còn gọi điện cho vợ tôi là hắn nhớ vợ tôi, muốn vợ tôi đi nhà trọ với hắn. Còn nói là nằm mơ ngủ với vợ tôi và làm tình với vợ tôi. Vậy theo luật hắn có tội gì không, hắn biết là vợ tôi đã có chồng. Xin luật sư cho lời khuyên tôi có nên đưa đoạn ghi âm mà hắn tán tỉnh vợ tôi cho cơ quan hắn đang công tác không? Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
2. Giải quyết vấn đề:
Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm bao gồm:
"2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi."
>>> Luật sư tư vấn hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác: 1900.6568
Các hành vi bị cấm nêu trên có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 48
nhiên, những hành vi mà đồng nghiệp của vợ bạn thực hiện đều không nằm trong những hành vi bị cấm nêu trên của quan hệ hôn nhân gia đình, đây là hành vi phát sinh từ một phía người đồng nghiệp đó, bản thân vợ bạn cũng không đáp lại tình cảm của đồng nghiệp, không phát sinh quan hệ chung sống như vợ chồng nên không đủ căn cứ để yêu cầu xử phạt hành chính.
Tuy nhiên, từ những nội dung tin nhắn, lời nói của người đồng nghiệp kia nếu có lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của vợ chồng bạn thì bạn có quyền trình báo tới chính quyền địa phương để xử phạt hành chính người này với hành vi "có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác" theo quy định tại điểm a) khoản 1 Điều 5
Đồng thời bạn có thể hẹn gặp người đồng nghiệp để nói chuyện rõ ràng, không nên có hành vi rêu rao về nội dung tin nhắn giữa người đồng nghiệp và vợ bạn cũng như đăng lên mạng xã hội,… bởi khi bạn thực hiện những hành vi đó có thể sẽ bị xử lý theo quy định.