Giải quyết tranh chấp khi con rể tự ý bán nhà đất. Tranh chấp đất cho ở nhờ từ 1991. Đòi lại đất không có giấy tờ.
Giải quyết tranh chấp khi con rể tự ý bán nhà đất. Tranh chấp đất cho ở nhờ từ 1991. Đòi lại đất không có giấy tờ.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại cha tôi có 1 mảnh đất của ông bà để lại, nhưng vì trong hoàn cảnh trước kia vào thời Pháp thì con cháu cứ tiếp tục ở không có sang nhượng. Nhưng khi ông bà mất đi thì cha tôi vẫn thừa hưởng mảnh đất đó và đến nay thì cha tôi mất. Tuy nhiên, vào năm 1991 anh rể tôi có làm 1 cái giấy biên nhận cho cháu của ông ấy và ghi trong giấy là sang nhượng lại là 4 chỉ vàng đồng thời trong giấy ghi là khi nào không ở thì sẽ trả lại vàng và nhà theo giá hiện hành. Nay tôi là con gái chưa có nhà ở, bản thân thì phải đi thuê nhà hàng tháng và có nhu cầu lấy lại mảnh đất đó và có tới nhà thỏa thuận với người được cầm cố với 2 phương án:
– Thứ nhất, nếu cô ấy không ở thì tôi sẽ bồi hoàn 1 số tiền thỏa đáng để chúng tôi làm hợp thức hóa trả lại cho tôi.
– Thứ 2: nếu cô ấy có nhu cầu ở thì chúng tôi sẽ bồi hoàn ngược lại.
Tuy nhiên, cô ấy vẫn 1 mực không chịu còn thách thức, đi tới đâu thì cô ấy đi chứ không thỏa thuận. Chính quyền nơi chúng tôi cư trú có mời 2 bên ra hòa giải nhưng cô ấy không ra và đi thuê luật sư.Nay đơn tôi đã chuyển lên tòa án quận nhưng hòa giải vẫn chưa thành, vì cô ấy và thẩm phán nhất quyết nói rằng người ta ở đã 24 năm mà sao lấy lại được và nói là nhà cô ấy có giấy kê khai năm 1999. Nay tôi kính xin luật sư tư vấn cho tôi rằng trong luật có văn bản nào quy định: Con rể có quyền bán đất của cha vợ trong khi anh em chúng tôi không có ký đơn và cha vợ cũng không ký đơn (vì lúc đó thấy hoàn cảnh cô ấy khó khăn nên cha tôi để cô ấy ở tạm), tiêu đề trong giấy là giấy biên nhận, nhưng vì anh rể không biết luật nên trong nội dung ghi lại là sang nhượng. Giấy biên nhận ghi nhưng không hề có 1 chữ ký và con dấu của người thứ 3 và cũng không hề có ra phường công chứng xác minh đóng dấu. Giấy kê khai đất năm 1999 chỉ là kê khai thôi chứ đâu phải là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đâu mà thẩm phán lại nói rằng kê khai và giấy sang nhượng là thuộc thẩm quyền sử dụng của cô ấy rồi.
Xin hỏi luật sư tư vấn giúp: Có văn bản, thông tư nào không nếu có thì nằm trong nghị định nào, số mấy của Thủ tướng chính phủ. Vì nếu đúng là có thì tôi hoàn toàn chấp nhận vì bằng khoán đất cha tôi hiện đang giữ và cô ấy hoàn toàn không còn 1 tờ giấy nào cả. Kính mong luật sư giúp phản hồi sớm. Thành thật cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn
Luật Đất đai năm 1987 có quy định:
"Điều 5
Nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được giao mà không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm huỷ hoại đất đai."
Do vậy, sự việc vào năm 1991, anh rể của bạn thực hiện việc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với mảnh đất và ngôi nhà do ông bà bạn để lại cho ba bạn là hoàn toàn trái quy định của pháp luật, vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.
Ngoài ra, đối với ngôi nhà có ở trên mảnh đất do ông bà bạn để lại cho ba bạn. Điều 17 Luật Đất đai 1987 có quy định.
"Điều 17
Người được thừa kế nhà ở hoặc người chưa có chỗ ở, khi được người khác chuyển nhượng nhà để ở, sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở, thì được quyền sử dụng đất ở có ngôi nhà đó."
Theo thông tin bạn cung cấp, thì cùng với việc sang nhượng đất (của ông bà bạn để lại cho ba bạn), thì trong nội dung thỏa thuận trong Giấy biên nhận có ghi nhận về việc anh rể bạn bán (sang nhượng) ngôi nhà – là tài sản gắn liền trên mảnh đất này cho cô cháu giái của mình. Theo những thông tin bạn cung cấp, tài sản này hiện đang thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người thừa kế hợp pháp của ông bà bạn là ba bạn. Việc ba bạn không ký vào Giấy biên nhận thỏa thuận việc sang nhượng ngôi nhà và mảnh đất trước khi ba bạn mất và cho thấy ba bạn không đồng ý về việc bán ngôi nhà này cho cháu gái của anh rể bạn, do vậy thỏa thuận, giao dịch bán (sang nhượng) ngôi nhà trên đất này được coi không hợp pháp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về tranh chấp quyền sử dụng đất: 1900.6568
Đối với phần đất thuộc quyền sử dụng của ba bạn, nếu khi ba bạn mất mà có để lại di chúc, thì nội dung về việc phân chia di sản sẽ định đoạt theo nội dung của di chúc và theo pháp luật về thừa kế. Nếu trong trường hợp ba bạn mất mà không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Trong trường hợp này, bạn với tư cách là người trong hàng thừa kế, là người có quyền lợi liên quan trực tiếp trong vụ việc này, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu phân chia di sản thừa kế và đòi lại quyền lợi hợp pháp cho mình.