Tư vấn về hồ sơ thực hiện sửa đổi thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế? Thủ tục sửa đổi thông tin, đính chính thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định mới nhất năm 2021?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào anh /chị! Anh chị vui lòng giải đáp giúp em, trường hợp em là em có làm ở công trước đóng bảo hiểm xã hội được vài tháng và bây giờ em đã nghỉ việc công ty đó và đi làm công ty khác, đóng bảo hiểm được 3 tháng và trên văn phòng cấp cho em thẻ bảo hiểm y tế bị sai năm sinh của em và em nhờ chỉnh sửa lại bảo hiểm thì trên văn phòng công ty em bảo phải nộp giấy khai sinh của em vào để chỉnh sửa lại, em đã nộp giấy khai sinh rồi nhưng giờ vẫn bảo em quay về công ty em làm lúc trước lấy sổ bảo hiểm qua mới sửa lại được.
Nhưng em về công ty cũ thì bảo là giám đốc không có tiền đóng bảo hiểm nên không có sổ gì hết, công ty hiện tại em làm dựa theo em không lấy được sổ, không chịu chỉnh sửa lại bảo hiểm cho em. Nhưng 3 tháng nay vẫn trừ tiền đóng bảo hiểm của em. Theo như trường hợp của em thì em phải làm như thế nào ạ? Mong anh / chị giải đáp giúp em. Em xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
1. Đối với việc công ty cũ nợ tiền bảo hiểm xã hội
Người sử dụng lao động có trách nhiệm được quy định tại Điều 21
“2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội”
Như vậy, công ty cũ của bạn có trách nhiệm tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội cho bạn trong thời gian bạn làm việc theo hợp đồng lao động với công ty.
Căn cứ theo Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có những trách nhiệm sau:
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Luật sư tư vấn pháp luật chốt sổ bảo hiểm xã hội:1900.6568
Trường hợp của bạn có thời gian làm việc tại công ty cũ, tuy nhiên do công ty còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội nên cơ quan bảo hiểm xã hội chưa thực hiện chốt quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Vì vậy, bạn hãy liên hệ và yêu cầu công ty cũ đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng cho bạn theo quy định để được chốt sổ và ghi quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại đơn vị mới.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 18
Tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
….
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập
Khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:
– Phải đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng
– Phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng
– Nộp tiền phạt với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập
Trường hợp công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn, bạn gửi đơn yêu cầu đến Phòng lao động thương binh xã hội quận/huyện nơi công ty bạn có trụ sở yêu cầu họ đứng ra hòa giải về tranh chấp này. Nếu như công ty vẫn không chịu hòa giải thì bạn có quyền gửi đơn khởi kiện ra tòa án quận/huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
2. Đối với việc công ty mới không thực hiện sửa thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 19
“1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.”
Căn cứ phụ lục 03 phụ lục kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH hồ sơ cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp thông tin ghi trên thẻ không đúng gồm:
– Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định
– Thẻ bảo hiểm y tế
Công ty mới không sửa lại thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế của bạn và yêu cầu phải cung cấp sổ bảo hiểm xã hội cũ mới sửa lại thông tin là không có căn cứ. Chỉ trong trường hợp thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế của bạn cũng bị sai sót, thì bạn mới cần phải nộp lại sổ bảo hiểm để yêu cầu công ty thực hiện việc sửa đổi thông tin cho bạn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt hành vi sửa thẻ bảo hiểm y tế
- 2 2. Chứng minh nhân dân hết hạn thì có được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh?
- 3 3. Đổi chứng minh thư sang 12 số có được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế?
- 4 4. Sai thông tin giới tính trong thẻ bảo hiểm y tế
- 5 5. Thông tin trên thẻ bảo hiêm y tế sai so với chứng minh nhân dân
- 6 6. Điều kiện chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế
1. Xử phạt hành vi sửa thẻ bảo hiểm y tế
Tóm tắt câu hỏi:
Xin thưa luật sư, bác tôi bị bệnh, nhưng thẻ bảo hiểm y tế ghi thời hạn tháng 11, nhưng gia đình bác tôi lại chưa mua mới bảo hiểm y tế nên đã tự ý sửa thẻ bảo hiểm, vì bác tôi mới bị cấp cứu. Vậy, cho tôi hỏi nếu tự ý sửa thẻ bảo hiểm có bị phạt gì không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP thì:
Điều 65. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong trường hợp gia đình bác bạn tự ý tẩy xóa, sửa chữa hạn sử dụng trên thẻ bảo hiểm y tế thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính. Do bạn không trình rõ là việc làm của bác hạn đã gây hậu quả chưa. Tuy nhiên, sẽ phân ra 2 trường hợp sau:
*Trường hợp hành vi của bạn chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT:
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
+ Thu hồi thẻ BHYT.
* Trường hợp hành vi của bạn đã làm thiệt hại đến quỹ BHYT:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
+ Buộc hoàn trả lại số tiền đã được BHYT chi trả;
+ Thu hồi thẻ BHYT.
2. Chứng minh nhân dân hết hạn thì có được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có thẻ bảo hiểm y tế và đến bệnh viện ghi trên thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, họ nói giấy chứng minh nhân dân của tôi đã hết hạn nên không giải quyết khám, chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế cho tôi. Như vậy thì có đúng luật không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn bảo hiểm y tế quy định:
1. Người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
Như vậy, người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh, nếu thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân như: giấy phép lái xe, visa, chứng minh nhân dân…
Do đó, nếu thẻ bảo hiểm y tế của bạn có ảnh thì bạn không cần xuất trình giấy tờ nhân thân khác, nếu bên bệnh viện từ chối khám, chữa bệnh cho bạn bằng thẻ bảo hiểm y tế là không đúng.
Trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh, bạn phải xuất trình các giấy tờ chứng minh về nhân thân khác.
Đối với trường hợp chứng minh nhân dân hết hạn thì bạn có thể sử dụng các giấy tờ nhân thân còn giá trị hiệu lực để đối chiếu.
Bên phía bệnh viện không giải quyết khám, chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế với lý do chứng minh nhân dân hết hạn là đúng quy định. Tuy nhiên, bệnh viện có thể yêu cầu bạn xuất trình các giấy tờ nhân thân còn giá trị hiệu lực khác để đối chiếu.
3. Đổi chứng minh thư sang 12 số có được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi bị mất chứng minh thư nhân dân 9 số, hiện tôi đang gần đến ngày sinh con, tôi có thẻ bảo hiểm y tế (bằng lái xe của tôi cũng bị mất). Vậy bây giờ tôi muốn làm lại chứng minh thư thì tôi sẽ được cấp số mới 12 số hay số cũ 9 số. Và nếu cấp số mới 12 số thì khi tôi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để đi sinh con có ảnh hưởng gì không? Vì thẻ bảo hiểm y tế của tôi được cơ quan bảo hiểm cấp có gắn với số chứng minh thư cũ đã bị mất của tôi. Tôi mong nhận được câu trả lời sớm từ luật sư.Tôi cảm ơn !
Luật sư tư vấn:
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định
Hiện tại, việc chuyển số chứng minh thư nhân dân từ 9 số sang 12 số chưa được thực hiện toàn bộ. Một số tỉnh, thành phố tiến hành hoạt động cấp đổi sang chứng minh thư 12 số cho người dân sẽ tuân thủ theo quy định về biểu mẫu và xác nhận.
Hiện nay số chứng minh thư nhân dân đã được đổi từ loại 9 số sang loại 12 số. Những chứng minh nhân dân cũ, bị cắt góc sẽ không còn giá trị pháp lý nhưng nó sẽ thay thế giấy xác nhận, chứng minh rằng số chứng minh nhân dân loại 9 số và 12 số của công dân là một.
Như vậy, khi làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân (12 số), bạn chỉ cần xuất trình bản cũ (9 số). Công an quận sau khi tiếp nhận, xem xét và cấp chứng minh nhân dân mới sẽ đồng thời cắt góc bản cũ và trả lại cho bạn để thuận tiện cho việc xác nhận trong các giao dịch có liên quan. Ngoài ra, nếu cần thiết bạn có thể yêu cầu cơ quan công an cấp giấy xác nhận 2 số chứng minh nhân dân đó là một.
Bạn sử dụng giấy xác nhận hai chứng minh thư nhân dân 9 số (cũ) và 12 số (mới) là một để sử dụng thẻ bảo hiểm y tế bình thường.
Thẻ bảo hiểm y tế của tôi được cơ quan bảo hiểm cấp có gắn với số chứng minh thư cũ đã bị mất, nếu địa phương bạn đang áp dụng chuyển sang chứng minh thư sang 12 số thì bạn sẽ được cấp chứng minh thư 12 số. Khi làm thủ tục, thực hiện giao dịch khác bạn có thể sử dụng giấy xác nhận của bên công an chứng minh về việc hai số chứng minh thư là một. Bạn có thể sử dụng và không có ảnh hưởng gì đến thẻ bảo hiểm y tế của bạn.
4. Sai thông tin giới tính trong thẻ bảo hiểm y tế
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào anh/chị: Công ty em có báo tăng 1 lao động trong tháng 4 nhưng lúc làm tờ khai do sơ xuất đã khai sai giới tính Nam thành Nữ. Công ty em đã nhận được thẻ BHYT và giờ em muốn làm thay đổi giới tính cho nhân viên đó thì phải làm những thủ tục gì cần thiết để gửi cơ quan BHXH để được giải quyết? Mong luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn nhiều ?
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 1 Điều 19 Luật bảo hiểm y tế 2008 quy định về việc đổi thẻ bảo hiểm y tế như sau:
“Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.”
Do đó nếu trên thẻ bảo hiểm y tế của người lao động ghi nhầm thông tin về giới tính (nam thành nữ) thì công ty bạn có thể thực hiện thủ tục đổi lại thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động. Để đổi thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp này, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm y tế;
– Thẻ bảo hiểm y tế;
– Giấy tờ làm căn cứ để thay đổi thông tin (bản sao giấy khai sinh chứng thực).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, bạn nộp hồ sơ này tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động.Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xem xét và tiến hành cấp lại thẻ bảo hiểm cho người lao động. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
5. Thông tin trên thẻ bảo hiêm y tế sai so với chứng minh nhân dân
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin hỏi là. Trên thẻ BHYT của em địa chỉ khác với sổ hộ khẩu và chứng minh thư (sổ hộ khẩu và chứng minh thư cùng 1 địa chỉ) như vậy có ảnh hưởng gì khi mình hưởng thai sản hay lúc thanh toán viện phí không ạ. Em cảm ơn ạ!
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 19 Luật bảo hiểm y tế 2008 quy định như sau:
“Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thẻ bảo hiểm y tế.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.”
Thủ tục, hồ sơ thực hiện cấp đổi thẻ gồm:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm y tế.
+ Thẻ BHYT cũ còn giá trị
+ Biên lai thu tiền lệ phí cấp lại thẻ BHYT (bản chính) đối với trường hợp nộp tiền trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội
Chứng từ nộp tiền lệ phí cấp lại thẻ BHYT (bản sao) có đóng dấu của ngân hàng (người hưởng là cơ quan BHXH) đối với trường hợp nộp tiền vào tài khoản của cơ quan BHXH.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức bảo hiểm y tế đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế.
6. Điều kiện chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi là công chức nhà nước được cấp thẻ BHYT mã quyền lợi số 4. Đồng thời bố tôi là Em liệt sỹ – người thờ cúng liệt sỹ. Theo điểm b, nội dung số 2 của Công văn số 4996/BHYT-CSYT ngày 17/12/2014 của BHXH Việt Nam thì bố tôi được đổi mã quyền lợi lên số 3 hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điểm b) mục 2 Công văn 4996/BHYT-CSYT quy về việc người có thẻ BHYT mang mã quyền lợi số 4 được chuyển đổi lên mã quyền lợi số 3 chỉ được thực hiện khi người đó có giấy tờ hợp pháp xác định là thân nhân người có công (trừ trường hợp là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ).
Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy địnhthân nhân liệt sĩ bao gồm:
– Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sỹ;
Luật sư tư vấn về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế:1900.6568
– Vợ hoặc chồng hợp pháp của liệt sỹ;
– Con hợp pháp: con đẻ, con nuôi của liệt sỹ
– Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ dưỡi 16 tuổi;
Những người nêu trên là thân nhân liệt sỹ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Trong trường hợp liệt sỹ không còn thân nhân nào thì người thờ cúng liệt sỹ được hưởng trợ cấp thờ cúng. Do đó, bố bạn là em trai liệt sỹ, đang thời cúng liệt sỹ không phải là thân nhân liệt sỹ theo quy định của pháp luật nên không được chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế theo Công văn 4996/BHYT-CSYT.