Lương và phụ cấp của Chỉ huy trưởng chỉ huy quân sự xã? Chỉ huy trưởng quân sự xã được hưởng mức lương và các khoản trợ cấp, phụ cấp tính như thế nào?
Nhắc đến chỉ huy trưởng quân sự cấp xã chúng ta thường thấy những người công chức cấp xã với trang phục màu xanh hi vọng là một công chức cấp xã trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quốc phòng an ninh ở cơ sở. Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn về chế độ lương và phụ cấp của chỉ huy trưởng quân sự cấp xã sẽ được chi trả ra sao? phụ cấp tính như thế nào? quy định nào của nhà nước quy định chế độ này? thì trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ những vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Chức năng, nhiệm vụ của Chỉ huy quân sự cấp xã
Chỉ huy quân sự cấp xã theo quy định hiện hành mới nhất có chức năng và nhiệm vụ sau đây:
+ Chỉ huy trưởng quân sự xã tham mưu cho cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ sở; đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; tuyển chọn công dân nhập ngũ, quản lý lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác quốc phòng, quân sự ở cơ sở; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của dân quân; kế hoạch xây dựng làng, xã chiến đấu; kế hoạch phòng thủ dân sự và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở;
+ Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên;
+ Chỉ huy trưởng quân sự thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình và cùng phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân; tổ chức lực lượng dân quân, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách hậu phương quân đội;
+ Tổ chức huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho dân quân; chỉ huy dân quân thực hiện nhiệm vụ quy định theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Chỉ huy trưởng quân sự tiến hành tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương;
+ Ngoài ra, chỉ huy trưởng còn giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác tổ chức và hoạt động của dân quân thuộc quyền.
2. Lương và phụ cấp của Chỉ huy trưởng quân sự xã?
+ Về lương của chỉ huy trưởng quân sự xã
Do chỉ huy trưởng chỉ huy quân sự xã là công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn, chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 đó là bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, bảng lương số 4 bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo quy định tại nghị định của chính phủ được quy định cụ thể tại Nghị định 204/2004/ND-CP.
Nếu chỉ huy trưởng quân sự cấp xã đồng thời là ủy viên ủy ban nhân dân cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thì tùy theo mức độ đào tạo được xếp lương theo trình độ nêu trên và được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có), cho bằng hệ số lương đã được hưởng; hệ số chệnh lệch bảo lưu ( nếu có ) này giảm tương ứng khi được nâng bậc lương trong ngạch công chức được xếp hoặc khi được xếp lên ngạch cao hơn.
+ Về phụ cấp chỉ huy trưởng quân sự
+ Phụ cấp trách nhiệm của chỉ huy trưởng quân sự xã
Mức phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ được tính và chi trả theo tháng, bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số 0,24 đối với chức danh chỉ huy trưởng quân sự. Mức lương cơ sở hiện tại là 1490 triệu đồng.
+ Chế độ phụ cấp thâm niên
Ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp hàng tháng được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật thì còn được tính phụ cấp thâm niên khi cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) công tác liên tục thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Mức phụ cấp thâm niên sẽ nhân với mức lương cơ sở theo quy định của chính phủ thì mức lương hiện nay là 1490 đồng/tháng. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã nếu có thời gian công tác liên tục ở các ngành được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề nghiệp thì được cộng nối thời gian đó với thời gian làm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi cách tính phụ cấp thâm niên từ Phó Chỉ huy trưởng chuyển sang Chỉ huy trưởng Quân sự xã: Ví dụ: A được bổ nhiệm Phó Chỉ huy trưởng tháng 7/2010. Đến tháng 5/2015 được bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự. Đến nay (29/8/2017) vẫn đang đương chức Chỉ huy trưởng Quân sự. Vậy có được tính phụ cấp thâm niên không! Rất mong nhận được câu trả lời! Thanks!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì A được bổ nhiệm Phó chỉ huy trưởng tháng 7/2010. Đến tháng 5/2015 A được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Quân sự và làm việc đến nay (29/8/2017). Trong trường hợp này, ông A có được tính phụ cấp thâm niên. Bởi:
Theo khoản 1 Điều 21 Luật Dân quân tự vệ 2009 thì Ban Chỉ huy quân sự cấp xã gồm Chỉ huy trưởng là thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã; Chỉ huy phó; Chính trị viên, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm. Điều 46 Luật Dân quân tự vệ 2009 quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã thì ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp hàng tháng; được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật thì còn được tính phụ cấp thâm niên nếu có thời gian công tác liên tục từ 60 tháng trở lên. Việc tính hưởng phụ cấp thâm niên được áp dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 18
“Điều 18. Chế độ phụ cấp thâm niên
1. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) công tác liên tục thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã nếu có thời gian công tác liên tục ở các ngành được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề nghiệp thì được cộng nối thời gian đó với thời gian làm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên.”
Bên cạnh đó, theo Điều 4
Luật sư tư vấn về phụ cấp thâm niên của chỉ huy trưởng: 1900.6568
Như vậy, từ các quy định trên thì điều kiện để được tính hưởng phụ cấp thâm niên là Ban chỉ huy quân sự xã có thời gian công tác liên tục 5 năm (đủ 60 tháng) tính từ khi có quyết định bổ nhiệm chức. Ngoài ra, nếu cán bộ chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục ở các ngành khác được tính hưởng phụ cấp thâm niên thì thời gian đó được cộng nối với thời gian làm cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Xét trong trường hợp của bạn thì ông A đang đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy phó Quân sự xã từ tháng 07/2010. Đến tháng 05/2015 thì bạn được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng và vẫn đang đương chức đến nay. Như vậy, tính đến nay thời gian ông A là cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã là 7 năm, điều này có nghĩa là ông A có thời gian công tác liên tục từ đủ 5 năm (60 tháng) trở lên. Do đó, ông A đủ điều kiện để hưởng chế độ phụ cấp thâm niên.