Trong cuộc sống thường ngày, có lẽ vấn đề xử phạt vi phạm hành chính không còn quá xa lạ với chúng ta. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước, tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp sẽ quyết định tiến hành có hay không việc lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản là gì?
Theo Điều 2
– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản là sự thực thi quyền hành pháp của cơ quan nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật hành chính
– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản quy định việc thực hiện nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nội dung quyết định nêu rõ hình thức xử phạt, mức xử phạt cũng như thời hiệu thực hiện nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức vi phạm
– Trên phương diện quản lý, quyết định xử phạt là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện thống kê và đánh giá về thực tế vi phạm hành chính để có thể đề xuất các biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời
2. Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
Mẫu quyết định số 01, ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP:
CƠ QUAN(1) ________ Số: …./QĐ-XPHC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________________ (2)…., ngày…. tháng…. năm…. |
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản*
______
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3)
Căn cứ Điều 56, Điều 69
Căn cứ (4)………….. ;
<Căn cứ Điều…. Nghị định số: …./…/NĐ-CP ngày …/…/…. của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;>(*)
Căn cứ Quyết định số: …./QĐ-GQXP ngày …/…/… về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản đối với <ông (bà)/tổ chức>(**) có tên sau đây:
<Họ và tên>(**):………… Giới tính:………………
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./………. Quốc tịch:…………….
Nghề nghiệp:…….
Nơi ở hiện tại:……
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:…………… ;
ngày cấp:…./…./ ; nơi cấp:……
<Tên của tổ chức>(**)…….
Địa chỉ trụ sở chính:…..
Mã số doanh nghiệp:….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …………; ngày cấp: …/…./…..; nơi cấp: ………….
Người đại diện theo pháp luật:(5) ………… Giới tính: ……
Chức danh:(6)….
2. Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính:(7)…………..
3. Quy định tại(8)……………..
4. Địa điểm xảy ra vi phạm:……….
5. Các tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm (nếu có):…..
Điều 2. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng:
1. Hình thức xử phạt chính:(9)……
Mức tiền phạt:(10)……
(Bằng chữ:……………. )
2. Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):
a) Hình thức xử phạt:(11)……….
b) Thời hạn thực hiện hình thức xử phạt bổ sung là …. <ngày/tháng>(**) kể từ ngày nhận được Quyết định này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):…..
a) Biện pháp (12) …………
b) Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là …. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)(13) ………… là <cá nhân/ người đại diện của tổ chức>(**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
<Ông (bà)/Tổ chức>(**) có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà <ông (bà)/tổ chức>(**)(14) ………… không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
a) Trong trường hợp bị xử phạt tiền, <ông (bà)/tổ chức>(**) có tên tại Điều 1 nộp tiền phạt tại chỗ cho người đã ra quyết định xử phạt.
Trường hợp không nộp tiền phạt tại chỗ, thì <ông (bà)/tổ chức>(**) có tên tại Điều 1 phải nộp tiền phạt tại(15) ….. hoặc nộp tiền phạt vào tài khoản số:(16) …………………….. của(17)……………. trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
b) <Ông (bà)/Tổ chức>(**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 bị tạm giữ(18)……………. để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
c) <Ông (bà)/Tổ chức(**)(14)…………………… có… quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho(17)…………. để thu tiền phạt.
3. Gửi cho (19)…………………. để tổ chức thực hiện.
4. Gửi cho (20)……………. để biết và phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – Lưu: Hồ sơ. | CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(21) (Ký, đóng dấu (nếu có); ghi rõ họ và tên)
|
<In ở mặt sau>(***) Quyết định đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(**) bị xử phạt vào hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./……
NGƯỜI NHẬN QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
* Mẫu này được sử dụng để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Áp dụng đối với trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
(**) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(***) Áp dụng đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức bị xử phạt.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(3) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.
(4) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm, ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên gọi văn bản (tên của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể).
(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Mô tả cụ thể hành vi vi phạm.
(8) Ghi cụ thể điểm, khoản, điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
(9) Ghi cụ thể hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) theo từng trường hợp: Cảnh cáo/Phạt tiền.
(10) Ghi cụ thể mức tiền phạt (bằng số và bằng chữ) trong trường hợp phạt tiền.
(11) Ghi cụ thể hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng theo từng trường hợp:
– Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thì ghi rõ thời hạn, thời điểm tước hoặc đình chỉ.
– Trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi rõ tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, đơn vị tính, số lượng, chủng loại, tình trạng, chất lượng hoặc số tiền (ghi cụ thể bằng số và bằng chữ) tương đương với trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, nếu có biên bản kèm theo thi phải ghi rõ.
– Trường hợp trục xuất thì ghi rõ thời điểm thi hành quyết định, nơi bị trục xuất đến, cửa khẩu thi hành quyết định, nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
– Trường hợp không thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung thì phải ghi rõ căn cứ, lý do không áp dụng.
(12) Ghi cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải thực hiện.
Trường hợp không thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì phải ghi rõ căn cứ, lý do không áp dụng.
(13) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức bị xử phạt.
(14) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị xử phạt.
(15) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của Kho bạc nhà nước/Ngân hàng thương mại được Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.
(16) Ghi số tài khoản mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt trực tiếp hoặc chuyển khoản.
(17) Ghi tên của Kho bạc nhà nước.
(18) Ghi cụ thể theo từng trường hợp: Tên của một trong các loại giấy tờ/tên, chủng loại của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(19) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành quyết định.
(20) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của cơ quan, tổ chức có liên quan theo từng trường hợp:
– Trường hợp xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì ghi họ và tên của cha/mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.
– Trường hợp xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài thì ghi: (i) Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (ii) Tên của cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam; (iii) Tên của
(21) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính ký quyết định thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.
4. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
4.1. Cơ sở pháp lý:
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính với nội dung cụ thể như sau:
” Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt”.
4.2. Căn cứ xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
– Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản đối với trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
– Hành vi vi phạm hành chính không thuộc trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ
Như vậy, khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật mà có căn cứ về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ và không lập biên bản. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện quyết định xử phạt và thực hiện nộp phạt theo quy định.
4.3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo
b) Phạt tiền
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính)
đ) Trục xuất
Ngoài ra, việc xử phạt vi phạm hành chính có thể gồm các biện pháp khắc phục hậu quả.
4.4. Mức xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
Mức xử phạt hành chính đối với nhưng trường hợp không lập biên bản đồng thời là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không việc lập biên bản đối với hành vi vi phạm hàng chính đó, cụ thể mức xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
– Phạt cảnh cáo
– Phạt tiền: 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức
Có thể thấy mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp không lập biên bản chủ yếu là những vi phạm hành chính ít nghiêm trọng. Mức xử phạt là 250.000 đồng với cá nhân và 500.000 đối với tổ chức. Trường hợp mức xử phạt được áp dụng là cao hơn thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản xử phạt. Trường hợp cá nhân, tổ chức nhân không đồng ý với mức phạt và cho rằng mức phạt từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra là không đúng theo quy định của pháp luật thì có quyền khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4.5. Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
Tại Điều 8
“1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.
2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.”
Thời hạn xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo ngày tháng năm, cụ thể là theo thời gian làm việc. Tuy nhiên trong trường hợp xử lý phạt vi phạm mà không có biên bản thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Quyết định xử phạt phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người vi phạm sẽ nộp tiền tại chỗ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hoặc người có thẩm quyền thực hiện xử phạt vi phạm hành chính
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Căn cứ pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
– Nghị định 118/2021/NĐ-CP.