Quyền thừa kế của con trai con gái có khác nhau không? Chia di sản thừa kế khi con chết trước bố mẹ. Quy định về thừa kế thế vị.
Quyền thừa kế của con trai con gái có khác nhau không? Chia di sản thừa kế khi con chết trước bố mẹ. Quy định về thừa kế thế vị.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông A và bà B có tài sản 01 nhà 3 tầng trên thửa đất 150m2, giá 1,2 tỷ và 01 thửa đất khác 200m2 (đất ở và đất vườn) giá 800 triệu đồng. Ông A, bà B có 04 người con: 2 người con trai, 02 con gái. Năm 2009, 4 người con xây dựng gia đình, ra ở riêng nên ông A, bà B có nói cho người con trai cả căn nhà 3 tầng trên mảnh đất 150m2, cho người con trai thứ mảnh đất 200m2; không cho 2 người con gái gì (không di chúc chỉ tuyên bố bằng miệng). Năm 2012 người con gái thứ 3 bị tai nạn chết (có 01 người con trai); năm 2014 bà B chết và tháng 2/2016 ông A chết. Tháng 1/2017, người con gái út đòi 2 anh chia tài sản; 2 người anh không đồng ý. Hỏi việc chia tài sản trong trường hợp này thực hiện như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Điều 467, Điều 676, Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005;
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, ông A và bà B có nói cho người con trai cả căn nhà 3 tầng trên mảnh đất 150m2, cho 1 người con trai thứ mảnh đất 200m2, chỉ nói miệng. Tuy nhiên bạn không nói rõ có hợp đồng tặng cho tài sản hay có để lại di chúc hay không? Hai người con trai đã thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa? Do đó, sẽ chia các trường hợp sau:
Thứ nhất, ông A, bà B tặng cho quyền sử dụng đất cho 2 con trai/để lại di chúc hợp pháp và 02 người con trai đã thực hiện thủ tục sang tên theo đúng trình tự, thủ tục (có hợp đồng tặng cho tài sản có công chứng, đã sang tên tại cơ quan có thẩm quyền,…) thì đây là tài sản hợp pháp của 2 người con trai, những người con khác không có quyền yêu cầu phân chia tài sản.
Thứ hai, ông A, bà B không để lại di chúc/không có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Hai người con trai chỉ đang sống trên mảnh đất, chưa làm thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Năm 2014 khi bà B chết, khối tài sản chung của ông A và bà B sẽ được chia đều thành 02 phần bằng nhau, ông A 1 nửa, bà B 1 nửa. Tổng giá trị tài sản là 2 tỷ đồng thì mỗi người được chia 1 tỷ đồng.
Phần di sản của bà B 1 tỷ đồng được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 gồm:
>>> Luật sư tư vấn quyền thừa kế của con trai con gái có khác nhau không: 1900.6568
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
……
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau."
Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất của bà B gồm: ông A, 2 con trai và 2 con gái. Tuy nhiên, do con gái thứ 3 chết năm 2013 – chết trước khi bà B chết. Áp dụng quy định tại Điều 677 Bộ luật dân sự 2005 về thừa kế thế vị thì hàng thừa kế thứ nhất của bà B gồm: ông A, 2 con trai, con gái út và con trai của người con gái thứ 3. Mỗi người sẽ được hưởng 1 phần bằng nhau và bằng 200.000.000 đồng.
Năm 2016 khi ông A chết, phần di sản của ông A là 1.200.0000.000 đồng được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm: 2 con trai, con gái út và con của con gái thứ 3. Mỗi người sẽ được hưởng 1 phần bằng nhau và bằng 300.000.000 đồng.
Như vậy, trong trường hợp này, người con gái thứ 3 có quyền thừa kế tài sản bố mẹ để lại, do đó có quyền đòi chia tài sản thừa kế nếu 2 anh trai đang sử dụng.
Bạn căn cứ vào từng trường hợp trên để xem xét bạn có quyền yêu cầu chia thừa kế hay không?