Tiêu chí đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu liên danh. Đánh giá năng lực kỹ thuật, nhân sự của nhà thầu liên danh. Hướng dẫn hồ sơ năng lực liên danh.
Nhà thầu khi tham gia dự thầu phải là nhà thầu độc lập hoặc liên danh với nhau. Khi tham gia dự thầu, không được liên danh với nhau nếu các nhà thầu này có tên trong danh sách ngắn. Trong đấu thầu liên danh, các nhà thầu dựa vào năng lực kinh nghiệm của nhau để tham gia dự thầu. Thời gian vừa qua, Luật Dương Gia nhận được rất nhiều các câu hỏi của quý khách hàng trên cả nước về tiêu chí để đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu liên danh. Qua bài viết dưới đây, các chuyên viên tư vấn đấu thầu sẽ làm rõ các tiêu chí đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu liên danh, đánh giá năng lực kỹ thuật, nhân sự của nhà thầu liên danh theo quy định của
Mục lục bài viết
1. Tiêu chí đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu liên danh
Theo quy định tại Khoản 35 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 quy định như sau:
’35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.’
Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 05 năm 2015 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định chi tiết việc lập hồ sơ mời thầu xây lắp. Theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương III của Mẫu số 01 Mẫu HSMT xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư có quy định:
– Khi đánh giá nhà thầu liên danh tổ chuyên gia sẽ đánh giá trên tổng năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu đã khai, nộp hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu đưa ra hoặc theo quy định của pháp luật.
– Các nhà thầu trong liên danh tự thỏa thuận về mức tỷ lệ % khối lượng công việc nhưng cần bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc, phần khối lượng nghĩa vụ hợp đồng mà nhà thầu cam kết đảm nhận trong liên danh.
– Nếu trong quá trình nộp hồ sơ và đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu chủ đầu tư, bên mời thầu phát hiện ra bất kỳ nhà thầu liên danh nào không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu đó có thể bị loại hoặc xem xét giảm mức tỷ lệ khối lượng công việc xuống sao cho phù hợp. Đánh giá tương ứng năng lực và kinh nghiệm với phần mà nhà thầu tham dự thầu đối với gói thầu chia thành nhiều phần độc lập. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu chính trừ trường hợp sử dụng nhà thầu đặc biệt.
– Nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm không tính chung với nhà thầu phụ. Nếu nhà thầu có nhu cầu thay đổi các thông tin kê khai thì trong hồ sơ dự sơ tuyển đã được đánh giá thì nhà thầu phải cập nhật lại năng lực và kinh nghiệm của mình, nhà thầu phải có cam kết bằng văn bản về việc vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu nếu không có nhu cầu thay đổi.
Như vậy, phải đánh giá nhà thầu liên danh bằng cách xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần khối lượng công việc mà thành viên đó đảm nhận.
2. Đánh giá năng lực kỹ thuật, nhân sự của nhà thầu liên danh và hướng dẫn hồ sơ năng lực liên danh
– Nhà thầu liên danh có thể bao gồm nhà thầu chính có thể coi đây là thành viên đứng đầu liên danh là nhà thầu chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, bên mời thầu khi tham dự thầu, đứng tên, giao kết, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Đối với nhà thầu liên danh, các nhà thầu có thể cử một nhà thầu đứng ra mua hồ sơ mời thầu trừ một số trường hợp đấu thầu qua mạng thì các nhà thầu có thể tự tải hồ sơ trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, kể cả trường hợp chưa có thỏa thuận liên danh khi mua, nhận hồ sơ.
– Căn cứ vào hồ sơ của nhà thầu liên danh của các bên, đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào các giấy tờ sau để bảo tính chân thực và công khai của hồ sơ nhà thầu liên danh:
+ Bản gốc đơn dự thầu.
+ Giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu.
+ Thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
Khi tổ chuyên gia, bên mời thầu, chủ đầu tư đánh giá hồ sơ đề xuất về mặt kỹ thuật liên danh phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
+ Bảo đảm và kiểm tra số lượng các bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của hồ sơ dự thầu liên danh.
+ Xác định các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật liên danh bao gồm:
1/ Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
2/ Thỏa thuận liên danh (nếu có)
3/ Giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có).
4/ Bảo đảm dự thầu.
5/ Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ.
6/ Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm.
7/ Đề xuất về kỹ thuật.
8/ Các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi! Tôi đang xét gói thầu mua sắm vật tư thiết bị (1 giai đoạn 2 túi hồ sơ). Trong hồ sơ mời thầu yêu cầu 1 hợp đồng tương tự 36 tỷ.
Nhà thầu Liên danh (A + B) có thỏa thuận liên danh:
1/ A = 60% và nộp 1 hợp đồng tương tự = 23 tỷ.
2/ B = 40% và nộp 1 hợp đồng tương tự = 15 tỷ.
Trong tiêu chí đánh giá năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu liên danh:
1/ Tổng thành viên liên danh: Phải thỏa mãn yêu cầu này.
2/ Từng thành viên liên danh: Phải thỏa mãn yêu cầu (tương đượng với phần công việc đảm nhận).
3/ Tối thiểu 1 thành viên liên danh: Không áp dụng.
Vậy cho hỏi liên danh nhà thầu A + B có đáp ứng về hợp đồng tương tự không? Trân trọng./.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Điều 5 của Luật đấu thầu năm 2013 có quy định tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
‘3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.’
Nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu độc lập có thể là nhà thầu chính khi tham gia dự thầu hoặc trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Liên danh là một hình thức hợp tác kinh doanh trên tư cách của nhiều nhà thầu để cùng tham dự thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Nhà thầu tham gia đấu thầu độc lập hoặc cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu được gọi là nhà thầu liên danh.
Như vậy, khi năng lực của một doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu độc lập không thể đáp ứng hết được các yêu cầu của chủ thầu, thì công ty có thể hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu còn gọi là liên danh đấu thầu. Ở tình huống này, việc liên danh của công ty A và B khi xét thầu liên danh sẽ lập một thỏa thuận liên danh có thể làm một hợp đồng liên danh, điều kiện bắt buộc đối với thỏa thuận liên danh này là phải được lập thành văn bản. Đơn vị của bạn đang chấm thầu gói thầu mua sắm hàng hóa một giai đoạn hai túi hồ sơ thuộc phạm vi điều chỉnh của
“Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu. Đối với gói thầu chia thành nhiều phần độc lập, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu sẽ được đánh giá tương ứng với phần mà nhà thầu tham dự thầu.”
Khi tham gia đấu thầu với tư cách liên danh, từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng yêu cầu năng lực tương ứng với phần trăm công việc đã thỏa thuận trong thỏa thuận liên danh.
Luật sư tư vấn pháp luật nhà thầu liên danh: 1900.6568
Căn cứ bảng tiêu chuẩn đánh giá năng lực kinh nghiệm mục 2.1, Chương III, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự áp dụng đối với nhà thầu liên danh dựa trên số lượng và tính chất của hợp đồng tương tự. Đối với tiêu chí đánh giá kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự nhà thầu phải hoàn thành toàn bộ hoặc phần lớn N hợp đồng tương tự với mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V (N x V = X) hoặc số lượng hợp đồng ít hơn hoặc bằng N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V và tổng giá trị tất cả các hợp đồng X.
Nếu hồ sơ mời thầu quy định nộp 2 hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu một hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét. Các nhà thầu phải bảo đảm các hợp đồng có quy mô, tính chất tương tự với các hạng mục hàng hóa cơ bản của gói thầu đang chấm trong trường hợp quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn.
Trong hồ sơ mời thầu yêu cầu một hợp đồng tương tự 36 tỷ, nhà thầu A và nhà thầu B thỏa thuận nội dung công việc A làm 60%, B 40%, thì hợp đồng tương tự mà A và B cần cung cấp lần lượt sẽ là 21,6 tỷ và 14,4 tỷ. Khi bên đơn vị bạn chấm thầu tư cách liên danh, nhà thầu Liên danh (A+B) có thỏa thuận liên danh: A = 60% và nộp 1 hợp đồng tương tự = 23 tỷ, B = 40% và nộp 1 hợp đồng tương tự = 15 tỷ hoàn toàn hợp lý.