Bồi thường thiệt hại tài sản khi xảy ra tai nạn xe. Khởi kiện trong trường hợp bên gây thiệt hại không thực hiện đúng theo thỏa thuận về bồi thường thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại tài sản khi xảy ra tai nạn xe. Khởi kiện trong trường hợp bên gây thiệt hại không thực hiện đúng theo thỏa thuận về bồi thường thiệt hại.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư. vào tối ngày 26/7/2017 em tôi lái xe oto con dịch vụ chở khách đang đi đúng bên phần đường của mình thì bất ngờ có 1 xe container chạy vào đường cấm với tốc độ nhanh và tông thẳng vào ô tô con của em tôi. Công an đã kịp thời xuống làm việc hiện hiện trường và cho kéo 2 xe về xử lý, sau vụ tai nạn tuy không thiệt hại về người nhưng cú tông trực diện trên đã làm xe em tôi bị hư hại trên 75% giá trị xe. Công an đã cho 02 bên thỏa thuận và 02 bên cùng đồng ý chọn phương thức theo thỏa thuận đã ký là : . Bên phía xe container sẽ đền bù cho em tôi với số tiền mặt 200 triệu đồng và làm giấy sang nhượng chiếc xe oto con đang bị hư hỏng cho phía container góp tiếp ( hiện xe oto em tôi còn đang góp ngân hàng ) và đồng ý góp trước ngày sang nhượng, nghĩa là họ sẽ góp bắt đầu từ tháng gây tai nạn. Sau khi biên bản thỏa thuận hoàn thành và cho kéo 02 xe về sửa chữa, nhưng phía bên container không thực hiện đúng như thỏa thuận, họ đã không góp ngay từ tháng đầu tiên, vì vậy ngân hàng cứ thế mà đòi siết nợ và thưa em tôi không đóng tiền. vì vậy xin quý luật sư cho tôi hỏi trường hợp trên bên lỗi không làm đúng theo thỏa thuận thì phải xử lý như thế nào ? Trường hợp đâm đơn kiện thì theo mẫu đơn kiện ra sao? Xin quý luật sư tư vấn cho tôi phương án chi tiết để lấy lại công bằng cho em tôi. cám ơn quý luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Đối với trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì mức bồi thường sẽ được giải quyết như sau:
– Trước tiên, tôn trọng thỏa thuận giữa các bên về mức bồi thường.
– Nếu các bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Căn cứ điều 589 Bộ Luật dân sự năm 2015 thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Nếu trường hợp này giải quyết theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ phải bồi thường các thiệt hại trên thực tế quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015 (trong trường hợp này là giá trị tài sản bị hư hỏng trên thực tế). Nếu không tự xác định được giá trị tài sản hư hỏng trên thực tế thì các bên có thể Tổ chức thẩm định định giá chuyên nghiệp trợ giúp. Tuy nhiên với những thông tin bạn đưa ra thì bên kia có lỗi nên phải bồi thường thiệt hại mà họ gây ra. Do bên có lỗi không tuân theo sự thỏa thuận của hai bên nên trong trường hợp này, gia đình bạn có thể yêu cầu họ thực hiện theo sự thỏa thuận trước đó. Nếu các bên vẫn không thể giải quyết được vụ việc này thì có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết vụ án theo trình tự tố tụng. Bạn có thể nộp đơn khởi kiện cùng các chứng cứ có liên quan để yêu cầu bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
>>> Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông: 1900.6568
Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
+ Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.