Chuyển đổi từ viên chức sang công chức không qua thi tuyển. Điều kiện để chuyển xếp lương vào ngạch chuyên viên đối với người đã có bằng đại học.
Chuyển đổi từ viên chức sang công chức không qua thi tuyển. Điều kiện để chuyển xếp lương vào ngạch chuyên viên đối với người đã có bằng đại học.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật Sư ! Tôi tốt nghiệp trung cấp trồng trọt hệ chính qui năm 1988 Tháng 10/1994 tôi vào làm việc cơ quan hành chính sự nghiệp có tự chủ (được chuyển tới bộ phận Trạm hành chính sự nghiệp không tự chủ). Đến tháng 08/2015 được thi viên chức và làm việc theo ngạch viên chức .Đến nay năm 2017 tôi vừa tốt nghiệp một văn bằng cử nhân quản trị kinh doanh hệ đại học từ xa, có chứng chỉ Chuyên Viên và thời gian làm việc trên 20 năm. Vậy xin luật Sư có thể giúp tư vấn cho tôi được chuyển xếp lương vào ngạch Chuyên Viên được không? Xin chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
– Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã có thời gian công tác trên 20 năm, tháng 8/2015, bạn thi viên chức và xếp lương theo ngạch viên chức. Đến năm 2017, bạn có bằng cử nhân quản trị kinh doanh hệ đại học từ xa, có chứng chỉ chuyên viên, nay muốn chuyển xếp lương vào ngạch chuyên viên.
Điều 42
“Điều 42. Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức
1. Viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự), có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác và đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, khi cơ quan quản lý, sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển vào công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức….”.
Theo quy định của Thông tư 11/2014/TT-BNV quy định thì ngạch chuyên viên là ngạch công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.
Và Khoản 4 Điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên như sau:
“4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số
03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.”
>>> Luật sư tư vấn về chuyển xếp lương theo ngạch chuyên viên: 1900.6568
Như vậy, trong trường hợp bạn có thời gian công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập ( bao gồm đơn vị tự chủ và đơn vị sự nghiệp không tự chủ), có trình độ đào tạo phù hợp và đáp ứng nhu cầu của cơ quan quản lý sử dụng công chức thì được xét chuyển vào công chức không qua thi tuyển và xếp lương vào ngạch chuyên viên sau khi được chuyển đổi.
Quy trình thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 13/2010/TT-BNV như sau:
– Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu, nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển, trừ trường hợp không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển theo quy định
– Lập hồ sơ người được xét tuyển
– Gửi hồ sơ đề nghị thống nhất việc tiếp nhận
– Thẩm định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ; thống nhất ý kiến việc tiếp nhận không qua thi tuyển.