Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử sẽ là cơ sở pháp lý Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử xem xét và chấp thuận cho cá nhân, tổ chức tham gia vào thanh toán bù trừ điện tử. Vậy đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử là gì?
Mẫu đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi cho Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tửđể xin được tham gia thanh toán bù trừ điện tử. Mẫu đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử phải nêu rõ thông tin về nội dung thanh toán, thông tin người làm đơn, những cam kết của cá nhân, tổ chức khi tham gia thanh toán bù trừ điện tử.
Căn cứ vào quy định của Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng thì:
“Thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng (sau đây gọi tắt là thanh toán bù trừ điện tử) là thực hiện việc chuyển khoản và thanh toán qua mạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các ngân hàng khác hệ thống hoặc ở các chi nhánh của cùng một ngân hàng trên phạm vi một địa bàn nhất định. Bằng kỹ thuật xử lý bù trừ điện tử, các ngân hàng chuyển cho nhau qua mạng máy tính các chứng từ thanh toán, bù trừ cho nhau phần nợ qua lại và trả cho nhau số chênh lệch.”
Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử là văn bản chứa đựng những thông tin về nội dung thanh toán, thông tin người làm đơn, những cam kết của cá nhân, tổ chức khi tham gia thanh toán bù trừ điện tử. Đồng thời đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử sẽ là cơ sở pháp lý để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử) để được xem xét và chấp thuận cho cá nhân, tổ chức tham gia vào thanh toán bù trừ điện tử.
2. Mẫu đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử:
NGÂN HÀNG (KBNN)…….
Tỉnh, thành phố……
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Địa danh, ngày…. tháng…… năm…….
ĐƠN XIN THAM GIA THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
Kính gửi: Ngân hàng…
(Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử)
Tên tôi là:…….. Giám đốc chi nhánh Ngân hàng (KBNN)…… tỉnh, thành phố…. có mở tài khoản tiền gửi thanh toán số hoặc có hạn mức chi trả…… tại chi nhánh Ngân hàng………tỉnh, thành phố….
Căn cứ quy chế và quy trình kỹ thuật về thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng, xét thấy đơn vị chúng tôi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, năng lực để tham gia hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng và trở thành Ngân hàng thành viên của hệ thống thanh toán bù trừ điện tử. Chúng tôi làm đơn này:
Đề nghị chi nhánh Ngân hàng……..tỉnh, thành phố…..cho chi nhánh Ngân hàng (KBNN)……được tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng do chi nhánh Ngân hàng………. làm chủ trì thanh toán bù trừ điện tử.
Chi nhánh Ngân hàng (KBNN)….. xin cam kết.
1- Cam kết chấp hành đúng, đầy đủ Quy chế và quy trình kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng. Lập đúng, đầy đủ, kịp thời các chứng từ (Lệnh thanh toán) và các Bảng kê thanh toán bù trừ điện tử, đảm bảo số liệu chính xác, rõ ràng. Hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu, mất mát, gây tổn thất do lỗi của đơn vị mình.
2- Chấp thuận việc ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử chủ động trích tài khoản tiền gửi của chi nhánh Ngân hàng (KBNN)…………….. chúng tôi theo Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử để thanh toán khoản chênh lệch phải trả lớn hơn được thu của Ngân hàng chúng tôi để trả cho các Ngân hàng thành viên khác; và thanh toán cho Ngân hàng (KBNN)………….. chúng tôi số chênh lệch được thu lớn hơn phải trả trong thanh toán bù trừ điện tử.
3- Ngân hàng (KBNN)………….. chúng tôi xin cam kết thanh toán đầy đủ sòng phẳng các khoản Nợ trong thanh toán bù trừ điện tử. Nếu không đảm bảo khả năng chi trả thì bị xử lý theo các quy định hiện hành.
4- Trong trường hợp không tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng nữa, Ngân hàng (KBNN)……… chúng tôi sẽ
Ý KIẾN CỦA NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
NGÂN HÀNG (KBNN)….tỉnh, thành phố….
Giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử:
Phần kính gửi của đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử).
Phần nội dung của đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử: yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết những về nội dung thanh toán, thông tin người làm đơn, những cam kết của cá nhân, tổ chức khi tham gia thanh toán bù trừ điện tử. Ngoài ra, người làm đơn sẽ cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật nếu sai sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cuối đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên, và có ý kiến của ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử.
4. Quy định về tham gia thanh toán bù trừ điện tử:
4.1. Đối tượng được phép tham gia thanh toán bù trừ điện tử:
Căn cứ vào quy định của
+ Các Ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) có đủ các điều kiện tiêu chuẩn của ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử và được Ngân hàng chủ trì chấp thuận bằng văn bản.
+ Các Ngân hàng không thuộc đối tượng ở ben trên, nếu muốn tham gia thanh toán bù trừ điện tử thì phải chọn một ngân hàng thành viên trực tiếp làm đại diện (Ngân hàng thành viên được ủy quyền) để mở tài khoản tiền gửi thanh toán và thông qua ngân hàng này thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.
+ Ngân hàng thành viên được ủy quyền phải có cam kết bằng văn bản với Ngân hàng chủ trì và các ngân hàng thành viên trực tiếp khác về việc tiếp nhận các chứng từ thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên gián tiếp do mình làm đại diện và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các khoản thanh toán này. Ngân hàng thành viên được ủy quyền phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất nếu việc ủy quyền vì bất cứ lý do gì gây thiệt hại đối với các bên liên quan. Quan hệ thanh toán giữa ngân hàng thành viên được ủy quyền và ngân hàng ủy quyền do hai ngân hàng này xác định với nhau theo quy định hiện hành về thanh toán giữa các ngân hàng.
4.2. Thủ tục xin tham gia và xét duyệt ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử:
Theo quy định tại Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng thì thủ tục xin tham gia và xét duyệt ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử được thực hiện như sau:
Bước 1: Các ngân hàng khi đã có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng, nếu muốn tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng thì phải lập và nộp các hồ sơ sau đây cho Ngân hàng Nhà nước, nơi mình mở tài khoản:
– Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.
–
Bước 2: Khi nhận được đơn và hồ sơ của ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử, sau khi kiểm tra, rà soát nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của ngân hàng thành viên thanh toán điện tử liên ngân hàng và thực hiện đúng thủ tục xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử theo quy định thì Ngân hàng chủ trì chấp nhận, kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng
Bước 3: Ngân hàng chủ trì sẽ
Trường hợp ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng thì Ngân hàng chủ trì phải có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.
4.3. Chứng từ sử dụng trong thanh toán bù trừ điện tử:
– Chứng từ ghi sổ trong thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng là các Lệnh thanh toán và các Bảng kê thanh toán bù trừ điện tử do Ngân hàng Nhà nước quy định. Chứng từ gốc dùng làm cơ sở để lập Lệnh thanh toán là các chứng từ thanh toán sử dụng để chuyển tiền theo quy định hiện hành. Việc lập, kiểm soát, luân chuyển, xử lý, lưu trữ và bảo quản chứng từ trong thanh toán bù trừ điện tử phải tuân thủ theo đúng quy định của chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng, Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
– Các Ngân hàng thành viên phải thực hiện việc chuyển hóa chứng từ bằng giấy sang chứng từ điện tử hoặc ngược lại khi cần thiết phù hợp với quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử. Việc chuyển hóa chứng từ phải đảm bảo sự khớp đúng giữa chứng từ dùng làm căn cứ chuyển hóa và chứng từ được chuyển hóa, đúng mẫu quy định và đảm bảo tính pháp lý của chứng từ.
– Ngân hàng gửi (bao gồm cả ngân hàng thành viên trực tiếp và ngân hàng thành viên gián tiếp) có trách nhiệm bảo quản và lưu trữ chứng từ thanh toán hợp lệ được sử dụng làm căn cứ lập Lệnh thanh toán theo đúng quy định hiện hành.