Bộ luật dân sự cũng quy định về trường hợp ủy quyền cho người khác thay mình đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với các giao dịch. Vậy, mẫu hợp đồng ủy quyền được lập như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giấy ủy quyền là gì?
Giấy ủy quyền là mẫu giấy được sử dụng khá phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp muốn ủy quyền cho các cá nhân hay tập thể nào đó thực hiện công việc được bàn giao.
Giấy này ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định một người khác/tổ chức khác được đại diện cho mình thực hiện một hoặc một vài công việc trong phạm vi ủy quyền.
Theo quy định hiện nay, việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt, không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy (khác với hợp đồng ủy quyền phải có mặt và sự đồng ý của cả 02 bên, bên nhận ủy quyền phải làm công việc được ủy quyền một cách bắt buộc).
Bởi vậy, những công việc được thực hiện bằng Giấy ủy quyền thường có tính chất đơn giản. Những công việc phức tạp, đòi hỏi bắt buộc phải thực hiện nên sử dụng hợp đồng ủy quyền.
Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương
Hiện nay, văn bản ủy quyền thường được xác lập với 2 hình thức là Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền là hình thức tồn tại trong thực tế mà không được pháp luật quy định.
Theo Điều 55 của
– Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, không cần người được ủy quyền đồng ý. Trong đó, ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền nhân danh mình thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền;
– Bản chất của Giấy ủy quyền là một giao dịch dân sự (hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự).
Mà theo đó, Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền không phải là sự thỏa thuận giữa các bên (Điều 562
2. Mẫu giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền nhận hộ chiếu:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Mình muốn nhờ người thân nhận hộ chiếu thay mình nhưng cần phải có giấy ủy quyền. Mình viết giấy ủy quyền như thế nào là phù hợp với nội dung trên. Xin luật sư tư vấn. Cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Chúng ta có thể hiểu “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo quy định tại Điều 134
“1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.”
Theo đó, người được ủy quyền đến nhận hộ chiếu thay bạn phải có năng lực pháp luật dân sự.
Theo đó, bạn có thể làm giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền để thực hiện công việc là nhận hộ chiếu thay bạn. Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Do hợp đồng ủy quyền là thỏa thuận giữa các bên nên nội dung của hợp đồng phải thể hiện được ý chí của các bên. Bạn và bên được ủy quyền có thể soạn thảo hợp đồng ủy quyền, có các nội dung cơ bản sau:
– Thông tin của bên ủy quyền: gồm thông tin cá nhân như tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, quốc tịch, giới tính, nghề nghiệp,…
– Thông tin của bên được ủy quyền: cũng bao gồm các thông tin như tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, quốc tịch, giới tính, nghề nghiệp,…
– Phạm vi ủy quyền: Bạn ghi rõ ủy quyền cho bên B thực hiện công việc ở đây được ghi rõ là nhận hộ chiếu? Địa điểm nhận lại hộ chiếu?
– Thời hạn ủy quyền: có thể có hoặc không, trường hợp của bạn hợp đồng ủy quyền kết thúc sau khi nhận được hộ chiếu.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Thù lao thực hiện công việc ủy quyền ( nếu có);
– Những thỏa thuận khác.
Hợp đồng ủy quyền phải được công chứng tại Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng Nhà nước để công chứng.
Hoặc bạn có thể làm giấy ủy quyền cũng với các nội dung cơ bản: thông tin của các bên, công việc ủy quyền,.. Người được ủy quyền sẽ xuất trình giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền khi thay mặt bạn thực hiện công việc được ủy quyền.
Giấy ủy quyền phải được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đang cư trú.
3. Một số lưu ý về hợp đồng ủy quyền:
3.1.Thời hạn thực hiện ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định:
Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015 quy định: Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
3.2. Bên nhận ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác:
Bên nhận ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong 02 trường hợp sau:
– Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
– Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
Trong đó:
+ Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
+ Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
3.3. Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền:
– Bên ủy quyền:
+ Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại;
+ Nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý;
+ Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
– Bên được ủy quyền:
+ Trường hợp ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có;
+ Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý.
3.4. Quan hệ của các chủ thể trong hợp đồng ủy quyền:
Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền, người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện các hành vi pháp lí trong phạm vi thẩm quyền. Vì vậy, đại diện theo ủy quyền có hai mối quan hệ pháp lí cùng tồn tại.
– Quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Người được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện các hành vi pháp lí trong phạm vi ủy quyền
– Quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch. Người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba. Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với người thứ ba của giao dịch.
3.5. Chấm dứt ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền chấm dứt theo các căn cứ chung về chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng ủy quyền có căn cứ chấm dứt riêng
– Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi hết thời hạn
+ Việc ủy quyền phải lập thành văn bản đã xác định rõ thời hạn ủy quyền. Trong thời hạn đó, bên được ủy quyền phải thực hiện xong công việc đã được ủy quyền. Trong trường hợp bên được ủy quyền chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong nghĩa vụ của mình vì những lí do khách quan, chủ quan mà việc ủy quyền hết thời hạn thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt.
– Bên được ủy quyền đã thực hiện xong công việc ủy quyền và giao lại kết quả công việc cho bên ủy quyền
– Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ ủy quyền, bên ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc bên được ủy quyền đã thực hiện được 1 số công việc nhưng sau đó vi phạm hợp đồng, bên ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
– Một trong hai bên chết, hợp đồng ủy quyền chấm dứt. Hợp đồng ủy quyền do các bên trực tiếp thực hiện, do vậy nếu 1 bên chết thì chấm dứt hợp đồng ủy quyền.
Như vậy, thì ủy quyền được thực hiện dưới hai hình thức đó là bằng giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền. Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền còn hợp đồng ủy quyền lại có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên có căn cứ xác lập khi xảy ra tranh chấp.
Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự 2015