Việc kiểm tra hoạt động thi hành án phải được lên kế hoạch kế hoạch chi tiết , nội dung kiểm tra gồm: Kết quả công tác hành chính tư pháp; việc thực hiện trình tự thủ tục và áp dụng quy định của pháp luật về thi hành án dân sự... Cơ quan, tổ chức được kiểm tra có trách nhiệm lập báo cáo chấp hành kết luận kiểm tra.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo chấp hành kết luận kiểm tra là gì?
Hoạt động thi hành án phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân có quyền thực hiện quyền kiểm tra và giám sát quá trình thi hành án của các cá nhân, tổ chức liên quan và ra kết luận về việc thực hiện này một cách khách quan. Cơ quan được kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan kiểm tra để hoạt động kiểm tra được diễn ra một cách hiệu quả nhất.
Báo cáo về việc chấp hành kết luận kiểm tra là mẫu bản báo cáo được soạn thảo bởi cơ quan, tổ chức được kiểm tra để báo cáo về việc chấp hành kết luận kiểm tra
Sau khi thanh tra, giám sát về hoạt động thi hành án, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm ra văn bản kết luận kiểm tra. Báo cáo chấp hành điều tra được soạn thảo bởi cơ quan thi hành án nhằm mục đích trình bày về hoạt động chấp hành kết luận điều tra của cơ quan được kiểm tra.
Báo cáo về việc chấp hành kết luận kiểm tra là thủ tục bắt buộc được thực hiện bởi cơ quan được thực hiện kiểm tra. Báo cáo là sự ghi nhận quá trình chấp hành kết luận kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nội dung báo có gồm: Công tác, kết quả triển khai thực hiện cùng những đề xuất, kiến nghị (nếu có). Trong quá trình thực hiện kết luận kiểm tra, nếu có bát kỳ thắc mắc hay khó khăn gì, cơ quan được thực hiện kiểm tra có quyền đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm đảm bảo việc chấp hành kết luận kiếm tra diễn ra đạt hiệu quả.
2. Mẫu Báo cáo chấp hành kết luận kiểm tra chi tiết nhất:
Mẫu số 14/PTHA: Báo cáo chấp hành kết luận kiểm tra được ban hành kèm theo Thông tư 96/2016/TT- BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong quân đội
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
————————–
Số: ……../BC-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…., ngày ….. tháng ……. năm …
BÁO CÁO
(V/v: Chấp hành Kết luận kiểm tra)
Thực hiện Thông tư số …… ngày …… tháng …… năm …….. của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Thực hiện Kết luận kiểm tra số …. ngày ….. tháng …… năm …….. của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng về việc kiểm tra Phòng Thi hành án……
Phòng Thi hành án ……. báo cáo chấp hành Kết luận kiểm tra như sau:
I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN……
II. KẾT QUẢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
(Theo nội dung kết luận kiểm tra về những hạn chế, tồn tại, khuyết điểm, nguyên nhân và khắc phục; trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án, cá nhân; thực hiện các nội dung chỉ đạo, hướng dẫn,…)
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT (nếu có)
………./.
Nơi nhận:
– BTL Quân khu (để báo cáo);\
– Cục THA/BQP (để báo cáo);
– Lưu: VT, HS, THA; ….
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn tháo báo cáo chấp hành kết luận kiểm tra chi tiết nhất:
Báo cáo chấp hành kết luận kiểm tra cần đảm bảo các nội dung sau đây:
– Thời gian lập báo cáo
– Tên báo cáo: Ghi rõ Báo cáo chấp hành kết luận kiểm tra
– Nội dung chính gồm:
+ Công tác triển khai thực hiện: Trình bài các công tác triển khai thực hiện hoạt động thi hành án một cách cụ thể, chính xác
+ Kết quả tổ chức thực hiện: Đây là phần nội dung kết quả của việc thi hành án, cần ghi rõ kết quả đạt được
+ Trình bày các kiến nghị, đề xuất (nếu có)
4. Thủ tục tiến hành kiểm tra việc thi hành án dân sự trong quân đội:
Căn cứ pháp lý: Điều 5,6,7,8,9 Thông tư 96/2016/TT- BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong quân đội
Bước 1: Lên kế hoạch kiểm tra
– Kế hoạch kiểm tra phải được xác lập dựa trên các căn cứ:
+ Chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Cục Thi hành án, Bộ Tư lệnh quân khu và tương đương hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
+ Kế hoạch công tác năm; kế hoạch giải quyết án; chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự được giao hàng năm của đơn vị, cá nhân; kết quả công tác của đơn vị, cá nhân được kiểm tra trong những năm trước đó.
– Lập kế hoạch kiểm tra
+ Thời điểm lập kế hoạch kiểm tra: Hằng năm, Cục Thi hành án ban hành kế hoạch kiểm tra đối với các phòng Thi hành án; Trưởng phòng Thi hành án ban hành kế hoạch kiểm tra của đơn vị mình. Kế hoạch kiểm tra được lập xong trong tháng 01 (một) năm dương lịch.
+ Nội dung của kế hoạch kiểm tra gồm: Mục đích, yêu cầu; nội dung kiểm tra; thời gian, đối tượng kiểm tra; công tác đảm bảo, tổ chức thực hiện.
+ Kế hoạch kiểm tra của Cục Thi hành án được báo cáo Bộ Quốc phòng và gửi đến Bộ Tư lệnh quân khu và tương đương, các phòng Thi hành án; Kế hoạch kiểm tra của Phòng Thi hành án được báo cáo Cục Thi hành án, Bộ Tư lệnh quân khu và tương đương.
– Nội dung kiểm tra
+ Kết quả công tác hành chính tư pháp;
+ Thực hiện trình tự thủ tục và áp dụng quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
+ Kết quả thực hiện chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao;
+ Hồ sơ thi hành án;
+ Các vụ việc thi hành án cụ thể cần kiểm tra;
+ Công tác thu, chi tiền thi hành án, sử dụng kinh phí nghiệp vụ, quản lý tài sản, trang bị nghiệp vụ trên cấp;
+ Kết quả tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án; việc trả lời kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát quân sự;
+ Công tác xây dựng Ngành; thi đua, khen thưởng Ngành.
Bước 2: Ban hành quyết định kiểm tra
– Cục trưởng Cục Thi hành án ban hành quyết định kiểm tra đối với Phòng Thi hành án;
– Trưởng phòng Thi hành án ban hành quyết định kiểm tra đối với cán bộ, nhân viên thuộc quyền.
– Nội dung quyết định kiểm tra gồm:
+ Thành lập đoàn kiểm tra;
+ Đơn vị hoặc cá nhân được kiểm tra;
+ Nội dung kiểm tra;
+ Kỳ kiểm tra; thời gian tiến hành kiểm tra; thời gian làm việc với Bộ Tư lệnh quân khu và tương đương, cơ quan có liên quan, nếu có;
+ Trách nhiệm của đoàn kiểm tra, đơn vị, cá nhân được kiểm tra.
Bước 3: Gửi quyết định kiểm tra
– Kiểm tra định kỳ: Chậm nhất là 10 ngày trước ngày kiểm tra, quyết định kiểm tra được gửi đến Bộ Tư lệnh quân khu và tương đương, Phòng Thi hành án và cá nhân có liên quan;
– Kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề: Chậm nhất là 03 ngày làm việc, trước ngày kiểm tra, quyết định kiểm tra được gửi đến Bộ Tư lệnh quân khu và tương đương, Phòng Thi hành án và cá nhân có liên quan.
Bước 4: Kết luận kiểm tra và chấp hành kết luận kiểm tra
– Kết luận kiểm tra
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra;
+ Nội dung kết luận kiểm tra: Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại, khuyết điểm, nguyên nhân; yêu cầu khắc phục, xử lý và kiến nghị xử lý theo thẩm quyền; định hướng chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết một số nội dung đối với đơn vị, cá nhân được kiểm tra;
+ Kết luận kiểm tra được gửi tới Bộ Tư lệnh quân khu và tương đương, đơn vị, cá nhân được kiểm tra.
– Chấp hành kết luận kiểm tra
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kết luận kiểm tra, đơn vị, cá nhân được kiểm tra phải tiến hành rút kinh nghiệm, thực hiện các yêu cầu trong kết luận kiểm tra và báo cáo kết quả chấp hành kết luận kiểm tra với người có thẩm quyền đã ban hành kết luận kiểm tra.
– Lưu trữ hồ sơ kiểm tra
+ Cục Thi hành án, Phòng Thi hành án hoàn thiện hồ sơ kiểm tra thi hành án và đưa vào lưu trữ theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
Quá trình tiến hành kiểm tra việc thi hành án dân sự trong quân đội yêu cấu các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm tuân thủ đúng các trình tự và đúng thời gian nêu trên. Khi phát hiện bất cứ sai phạm nào trong quá trình thực hiện, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có quyền kháng nghị nhằm đảm bảo sự tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo sự khách quan, minh bạch trong thi hành án.
Căn cứ pháp lý: Thông tư 96/2016/TT- BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong quân đội