Việc kết luận nội dung tố cáo phải có đầy đủ các nội dung và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định. Vậy để hiểu thêm về kết luận nội dung tố cáo và cách làm mẫu kết luận nội dung tố cáo. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu thông tn chi tiết về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Mẫu Kết luận nội dung tố cáo là gì?
– Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
– Mẫu Kết luận về nội dung tố cáo là mẫu với các nội dung và thông tin về Kết luận về nội dung tố cáo
Mẫu kết luận về nội dung tố cáo là mẫu bản kết luận được lập ra để kết luận về nội dung tố cáo. Mẫu kết luận nêu rõ nội dung tố cáo, nội dung giải trình… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP theo quy định của pháp luật
2. Mẫu Kết luận nội dung tố cáo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: ………./KL-PTHA
…., ngày ….. tháng ……. năm ……
KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO
Đối với ……
Ngày …….. tháng …….. năm ………. Trưởng phòng Thi hành án ……………. đã có Quyết định số …………… về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Tổ xác minh tố cáo, của công dân đối với …………………………………………….
Xét nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh tố cáo, các tài liệu, bằng chứng có liên quan, Trưởng phòng Thi hành án ……………….. kết luận như sau:
1. KẾT QUẢ XÁC MINH
2. Nội dung tố cáo:
…………
3. Nội dung giải trình của người bị tố cáo:
………… (những thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị tố cáo cung cấp) ……………
4. Nội dung những tài liệu, bằng chứng mà Tổ xác minh tố cáo đã thu thập được để chứng minh tính đúng, sai của hành vi tố cáo:
……….
5. Nhận xét, đánh giá về nội dung tố cáo:
……………………………….. (phân tích, đánh giá về nội dung tố cáo đúng, không đúng hay đúng một phần, phân tích nguyên nhân, mức độ gây thiệt hại của hành vi, trách nhiệm của người bị tố cáo, những đối tượng khác có liên quan) ……………………..
6. KẾT LUẬN
– Kết luận về những hành vi tố cáo
………….
– Kết luận về việc người tố cáo cố ý hay không cố ý (nếu tố cáo sai sự thật).
……………
Kết luận về những hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo (nếu có),
…………… (thiệt hại và trách nhiệm của người bị tố cáo và các đối tượng khác có liên quan) …………
III. KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị đối với người giải quyết tố cáo (trường hợp người kết luận tố cáo không phải là người giải quyết tố cáo):
Kiến nghị những nội dung người giải quyết tố cáo cần thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình để xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
2. Kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác (nếu có)./.
Nơi nhận:
– Người bị tố cáo;
– Cục THA/BQP (để b/c);
– Tư lệnh …….. (để b/c);
– Viện KSQS….;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
TRƯỞNG PHÒNG
3. Hương dẫn làm Mẫu Kết luận nội dung tố cáo:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong Mẫu Kết luận nội dung tố cáo
– Kết quả xác min phải được ghi chính xác
– Kết luận và kiến nghị
– Trưởng phòng kí và ghi rõ họ và tên
4. Một số quy định của pháp luật về Kết luận nội dung tố cáo:
4.1. Kết luận nội dung tố cáo:
Căn cứ theo Điều 35. Kết luận nội dung tố cáo
1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
Như vậy, phải Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo, Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính đầy đủ và trong thời gian Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
4.2. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo:
Tại Điều 36. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo:
1. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
a) Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
b) Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
Căn cứ như trên, Sau khi người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý theo quy định, Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền và lưu ý về thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
Trên đây là thông tin của chúng tôi về Mẫu Kết luận nội dung tố cáo (Mẫu số 13/PTHA), Hướng dẫn làm Mẫu Kết luận nội dung tố cáo (Mẫu số 13/PTHA) chi tiết nhất và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.”
Căn cứ pháp lý: