Xây dựng nhà trên cống thoát nước bị xử lý như nào? Quy định của pháp luật về trổ cửa sổ nhìn sang bất động sản liền kề.
Xây dựng nhà trên cống thoát nước bị xử lý như nào? Quy định của pháp luật về trổ cửa sổ nhìn sang bất động sản liền kề.
Tóm tắt câu hỏi:
Trong nhà tôi có 1 đường cống thoát nước khoảng 1m và tôi đã xây bên trên mặt cống 1 nhà vệ sinh 2mx2m nhưng chỉ gác sắt qua và không đụng chạm gì đến phần cống nước bên dưới. Tôi xin hỏi như vậy có trái luật không? Nhà bên cạnh không cho trổ cửa sổ nhìn sang vườn. Tôi đã dùng kính chết bịt lại nhưng họ yêu cầu tôi xây gạch để bịt. Như vậy có hợp lý không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Điều 46 Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà ở và công sở;
– Điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, hành vi xây dựng công trình trên cống thoát nước:
Hành vi xây dựng công trình trên cống thoát nước là hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ công trình và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP:
“4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.”
Theo quy định tại Điểm d) Khoản 2 Điều 46
“Điều 46. Vi phạm quy định về khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước
…
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…
d) Xây dựng các loại công trình trên bờ, trên mặt nước, dưới mặt nước trong khu vực bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước trái quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này.”
Theo như bạn trình bày, nhà bạn có 1 đường cống thoát nước khoảng 1m và nhà bạn đã xây bên trên mặt cống 1 nhà vệ sinh 2mx2m nhưng chỉ gác sắt qua và không đụng chạm gì đến phần cống nước bên dưới. Hành vi xây dựng của bạn đã vi phạm quy định về sử dụng hệ thống thoát nước cụ thể là xây dựng công trình vệ sinh trên bờ trong khu vựa bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước trái quy định, sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.0000 đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Thứ hai, về quy tắc trổ cửa sổ khi xây dựng:
Theo như bạn trình bày, nhà bạn xây dựng trổ cửa sổ nhìn sang vườn nhà hàng xóm nhưng họ không đồng ý và yêu cầu nhà bạn phải bịt lại.
Điều 178
“Điều 178. Trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề
1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.”
>>> Luật sư tư vấn xây dựng nhà trên cống thoát nước bị xử lý như nào: 1900.6568
Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ thông gió theo quy định sau:
– Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2m).
+ Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà).
– Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m.
– Trong trường hợp người có quyền sử dụng lô đất liền kề có thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2m có thể mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà. Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ; việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử.
Bạn không nói rõ trường hợp mở cửa sổ của gia đình bạn như thế nào, do đó bạn có thể tham khảo quy định trên để xác định việc mở cửa sổ có đúng hay không?