Quy định về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu? Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu? Không tiến hành đấu thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
Hoạt động đấu thầu không còn xa lạ đối với mỗi quốc gia. Hiện nay, đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt và được sử dụng khá phổ biến, đem lại những vai trò to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Trong quá trình này, người gọi thầu sẽ công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình, người dự thầu công bố giá mà mình muốn nhận, người gọi thầu qua so sánh để lựa chọn nhà thầu có lợi nhất cho mình và phù hợp với cá điều kiện do mình đưa ra. Khi thực hiện đâu thầu người gọi thầu cần lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật. Vậy kế hoạch lựa chọn nhà thầu được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về việc không tiến hành đấu thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đấu thầu 2013 có quy định nội dung như sau:
“Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.”
Như vậy, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đấu thầu 2013 thì các trường hợp gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2013 thì phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 thì chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Trường hợp thứ nhất: Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng đối với gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách.
– Trường hợp thứ hai: Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng đối với gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo.
– Trường hợp thứ ba: Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ.
– Trường hợp thứ tư: Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình.
– Trường hợp thứ năm: Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng đối với gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình sẽ áp dụng hình thức chỉ định thầu.
– Trường hợp thứ sáu: Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
Cần lưu ý rằng, pháp luật hiện hành không bắt buộc phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt đối với gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách. Chính vì vậy, trong trường hợp đơn vị thực hiện chỉ định thầu đối với các gói thầu liên quan kể trên thì không phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Như vậy, nếu trường hợp đơn vị có gói thầu cần thực hiện chỉ định thầu, mà các gói thầu này mang tính cấp bách, hoặc cần phải bảo đảm bí mật nhà nước thì đơn vị không phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
2. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu:
Theo Điều 35
– Đối với tên gói thầu:
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
– Giá gói thầu:
+ Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.
+ Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư.
+ Trong trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
– Đối với nguồn vốn:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.
– Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:
Đối với mỗi gói thầu cần phải chú ý nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.
– Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu:
Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
– Loại hợp đồng:
Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần phải xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 62 của Luật Đấu thầu 2013 để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và thực hiện việc ký kết hợp đồng.
– Thời gian thực hiện hợp đồng:
Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
3. Không tiến hành đấu thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Căn cứ theo Thông tư
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật đấu thầu 2013 về các trường hợp huỷ thầu có nội dung như sau:
“Điều 17. Các trường hợp hủy thầu
1. Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.
4. Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với trường hợp kế hoạch lựa chọn nhà thầu phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi nhưng chủ đầu tư thực hiện theo hình thức chỉ định thầu thuộc trường hợp hủy thầu được quy định cụ thể tại khoản 3, Điều 17 Luật đấu thầu 2013.