Yêu cầu thay đổi về chủ hộ trên sổ hộ khẩu. Thủ tục điều chỉnh thay đổi thông tin cá nhân trên sổ hộ khẩu của thành viên trong hộ gia đình.
Yêu cầu thay đổi về chủ hộ trên sổ hộ khẩu. Thủ tục điều chỉnh thay đổi thông tin cá nhân trên sổ hộ khẩu của thành viên trong hộ gia đình.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư tôi sống chung hộ khẩu với bà ngoại tôi, trong hộ khẩu chỉ có tôi, vợ và con trai mới sinh của tôi. Bà tôi năm nay đã 83 tuổi nhưng bà là chủ hộ gia đình hiện không sống cùng tôi. Vậy tôi phải làm sao để sang tên chủ hộ khẩu và ngoài ra bà muốn để lại toàn bô phần tài sản nhà cửa cho tôi, ý định của bà muốn lập di chúc cho tôi nhưng chứng minh nhân dân của bà hiện tại không họp lệ vì tôi mới đi cấp đổi cho bà nhưng ngày, tháng lại không trùng khớp với hộ khẩu hiện tại. Giờ muốn đính chính lại thì bà không có giấy khai sinh nên nếu lập di chúc thì chỉ có thể lập 50% tài sản. Vậy khi bà tôi mất tôi phải cầm giấy chứng tử của cả ông và bà phải không thưa luật sư? Xin luật sư hãy hướng dẫn giúp tôi. Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
+ Thông tư 04/1999/TT-BCA (C13)
2. Giải quyết vấn đề
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật cư trú 2006 quy định điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu như sau:
“1. Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ."
Việc thay đổi thông tin chủ hộ cần phải có sự đồng ý của bà bạn và các thành viên trong gia đình.
Bạn muốn thực hiện thủ tục thay đổi thông tin chủ hộ khẩu trên sổ hộ khẩu thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau: phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ tức bà của bạn hoặc ý kiến của người khác trong gia đình bạn. Hồ sơ thay đổi chủ hộ được gửi lên cơ quan có thẩm quyền:
– Thành phố trực thuộc trung ương nộp tại Công an Huyện, quận, thị xã
– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.
– Về việc bà của bạn cấp đổi chứng minh nhân dân.
Theo thông tin bạn cung cấp, chứng minh nhân dân của bà bạn nhưng chứng minh nhân dân được cấp mới lại có ngày, tháng, năm sinh không khớp với sổ hộ khẩu.
Theo quy định của Thông tư 04/1999/TT-BCA (C13), khi đến làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân, công dân phải :
"Xuất trình hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên, Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu, chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn".
Như vậy, khi làm Giấy chứng minh nhân dân cơ quan công an sẽ căn cứ vào sổ hộ khẩu , để cấp lại Giấy chứng minh nhân dân cho bà của bạn.Vì vậy, nếu Giấy chứng minh nhân dân của bạn bị sai ngày, tháng, năm sinh thì cần phải đến công an cấp huyện nơi bà của bạn có hộ khẩu thường trú để làm điều chỉnh thông tin trên chứng minh nhân dân, cơ quan công an sẽ căn cứ vào sổ hộ khẩu để cấp lại. Trong một số trường hợp cần xác minh, cơ quan công an sẽ yêu cầu phải có giấy khai sinh để đối chiếu thông tin. Trong trường hợp bà của bạn đã mất giấy khai sinh thì có thể đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh để xin cấp lại bản sao từ sổ gốc. Theo quy định của
"Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu: 1900.6568
Về hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế sau khi bà của bạn mất:
Theo quy định của Luật Công chứng 2014 thì trong trường hợp khai nhận di sản thưà kế, hồ sơ yêu cầu công chứng cần những giấy tờ chung gồm có:
– Phiếu yêu cầu công chứng
– Giấy chứng tử của người để lại di sản
– Giấy tờ chứng minh về di sản được để lại
– Giấy tờ về thân nhân của người được hưởng di sản thừa kế: chứng minh nhân dân, hộ khẩu,…
– Các giấy tờ có liên quan khác.
Như vậy, trong trường hợp sau khi bà của bạn mất, bạn muốn làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì phải có giấy chứng tử của cả ông và bà bạn trong hồ sơ yêu cầu công chứng.