Các đơn vị vay lại vốn vay ODA cần định kỳ báo cáo tình hình vay lại vốn vay ODA để Chính phủ có thể quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA một cách hiệu quả nhằm đảm bảo sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo tình hình vay lại vốn vay ODA của đơn vị sự nghiệp công là gì?
Vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang và kém phát triển vay để phát triển kinh tế – xã hội. Cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là việc Chính phủ nhận viện trợ hoặc đi vay vốn ODA từ nhà tài trợ nước ngoài, sau đó cho các tổ chức, địa phương, doanh nghiệp vay lại để thực hiện các chương trình, dự án ODA. Mẫu báo cáo tình hình vay lại vốn vay ODA của đơn vị sự nghiệp công là mẫu báo cáo về tình hình vay lại vốn vay ODA của các đơn vị sự nghiệp công.
Mẫu báo cáo tình hình vay lại vốn vay ODA của đơn vị sự nghiệp công được ban hành theo Thông tư 80/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp. Mẫu báo cáo tình hình vay lại vốn vay ODA của đơn vị sự nghiệp công là được lập ra để báo cáo về tình hình vay lại vốn vay ODA. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, tình hình vay vốn của đơn vị sự nghiệp công.
2. Mẫu báo cáo tình hình vay lại vốn vay ODA của đơn vị sự nghiệp công:
Cơ quan thực hiện: … (Doanh nghiệp/đơn vị sự nghiệp công)
BÁO CÁO TÌNH HÌNH VAY LẠI VỐN VAY ODA, VAY ƯU ĐÃI NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ
Kỳ báo cáo : từ ngày…….. Đến ngày….
Đơn vị: Nguyên tệ
STT | TÊN ĐƠN VỊ | Nguồn vốn cho vay lại | Nguyên tệ | Dư nợ đầu kỳ | Rút vốn trong kỳ | Trả nợ trong kỳ | Dư nợ cuối kỳ | Nợ quá hạn | |||||||||
Gốc | Lãi | Phí theo Hiệp định vay | Phí QLCVL | Dự phòng RRCVL | Cộng | Gốc | Lãi | Phí vay nước ngoài | Phí QLCVL | Dự phòng RRCVL | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
I | Dự án. | ||||||||||||||||
II | Dự án | ||||||||||||||||
III | Dự án . | ||||||||||||||||
Tổng cộng | |||||||||||||||||
Tổng USD | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | |||
Tổng EUR | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | |||
Tổng JPY | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | |||
Tổng KRW | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | ||||
Tổng … | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | |||
Tổng quy USD | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | |||
Tổng quy VND | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – | – |
Ghi chú:
– Cột 5, 13, 14, 15, 16, 17, 18: Áp dụng tỷ giá hạch toán ngân sách nhà nước quy đổi sang USD và VNĐ do Bộ tài chính công bố vào ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của kỳ báo cáo
– Cột 6: Áp dụng tỷ giá hạch toán ngân sách nhà nước quy đổi sang USD và VNĐ do Bộ tài chính công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch
– Cột 7, 8, 9, 10, 11, 12: Áp dụng tỷ giá hạch toán ngân sách nhà nước quy đổi sang USD và VNĐ do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương công bố tại thời điểm trả nợ
……, Ngày …… tháng …… năm ……
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập báo cáo tình hình vay lại vốn vay ODA của đơn vị sự nghiệp công:
Báo cáo tình hình vay lại vốn vay ODA của đơn vị sự nghiệp công phải đầy đủ các nội dung về:
– Tình hình vay lại nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, chi tiết theo số rút vốn, số trả nợ, số dư nợ của từng khoản vay lại
– Tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ
– Tình hình quản lý tài sản bảo đảm tiền vay.
– Tình hình số nợ quá hạn
4. Thông tin liên quan:
4.1. Tỷ lệ cho vay lại vốn ODA đối với đơn vị sự nghiệp công:
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên và kinh phí đầu tư, tỷ lệ vay lại là 100% vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư;
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên và một phần kinh phí đầu tư, tỷ lệ vay lại là 50% vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư.
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam dự thảo đề nghị bổ sung về tỷ lệ cho vay lại của đơn vị sự nghiệp công lập như sau: Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên thì tỷ lệ vay lại 10% vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư. Trường hợp đặc biệt khác, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỉ lệ cho vay lại phù hợp.
4.2. Quy trình cho vay đối với đơn vị sự nghiệp công:
Đối với cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập, quy trình tương tự như đối với cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể, sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, người đại diện có thẩm quyền của bên vay lại gửi cơ quan thẩm định cho vay lại, đồng gửi Bộ Tài chính
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định cho vay lại gửi Bộ Tài chính báo cáo thẩm định.
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định cho vay lại là có đủ điều kiện vay lại hay không, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc không phê duyệt việc cho vay lại cùng với việc đàm phán, ký kết thỏa thuận vay theo quy định tại Nghị định về quản lý nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
4.3. Lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
Tại các nước kém và đang phát triển như Việt Nam, nguồn vốn ODA tiếp nhận chủ yếu được dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình trọng yếu, như các tuyến đường giao thông, các công trình năng lượng và công nghiệp, bệnh viện, trường học,… Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi bao gồm:
– Hỗ trợ thực hiện chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
– Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển kinh tế – xã hội và tăng cường thể chế quản lý nhà nước.
– Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
– Hỗ trợ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
– Sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP).
– Lĩnh vực ưu tiên khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Phù hợp với chính sách cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, khu vực tư nhân được tiếp cận và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
4.4. Quản lý nhà nước về vốn ODA:
Về nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn vay ODA, vay ưu đãi được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Không sử dụng vốn vay nước ngoài để nộp thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay, mua sắm ô tô (trừ ô tô chuyên dụng được cấp có thẩm quyền quyết định), vật tư, thiết bị dự phòng cho quá trình vận hành khi dự án hoàn thành; chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí hoạt động của Ban Quản lý dự án.
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi trên cơ sở bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ; thực hiện phân cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực của bộ, cơ quan trung ương, địa phương; bảo đảm sự phối hợp quản lý, giám sát và đánh giá của các cơ quan có liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật.
– Bảo đảm công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình về chính sách, trình tự, thủ tục vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương, tình hình thực hiện và kết quả sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Ngoài ra, nhà nước cũng tập trung nguồn vốn ODA vào những lĩnh vực then chốt, các dự án công trình trọng điểm, thu hẹp phạm vi cấp phát từ ngân sách nhà nước và giảm tính bao cấp của Nhà nước trong cơ chế sử dụng vốn vay nước ngoài.
– Chính phủ cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo được kỳ vọng sẽ giúp quản lý và sử dụng vốn ODA hiệu quả. Cụ thể, ngày 14/2/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 02/CT-TTg, trong đó có nội dung tăng cường cho vay lại chính quyền địa phương và cho vay lại chịu rủi ro tín dụng thông qua cơ quan cho vay lại đối với nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Đối với cho vay lại chính quyền địa phương, tỷ lệ cho vay lại được xác định theo điều kiện của nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi. Ngày 17/2/2016, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016 – 2020”. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi trên cơ sở phân cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực quản lý và tính chủ động của các ngành, các cấp; bảo đảm sự phối hợp quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ của các cơ quan liên quan.
Bên cạnh đó cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá việc sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định của pháp luật; chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.