Để tiến hành tư vấn pháp lý cần có Đơn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định. Để biết thêm chi tiết về bài viết. Mời bạn đọc theo dõi bài viết Dưới đây của Luật Dương Gia
Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là gì?
– Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
– Đơn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là mẫu đơn với các nội dung và thông tin về đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.
2. Đơn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)………………
1. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý (TGPL) (tên gọi đầy đủ ghi bằng chữ in hoa):
…………
Tên giao dịch hoặc tên viết tắt (nếu có): ……..
Địa chỉ trụ sở chính: ……
Điện thoại: ……….. Fax: ……. Email: …..
2. Quyết định thành lập số: ……….. do ……….. cấp ngày: …
3. Giấy chứng nhận hoạt động số: …………………. do ………. cấp ngày: ……….
4. Đại diện là ông (bà) (ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa): …….
Chức danh: ………
Điện thoại: ………………… Fax: ………………………. Email: ………………..
5. Đăng ký tham gia TGPL với nội dung như sau:
5.1. Về người được TGPL:………………..
5.2. Về hình thức TGPL:………………
5.3. Về lĩnh vực TGPL:………………
5.4. Về phạm vi TGPL:……………
Gửi kèm theo đơn: Danh sách luật sư, tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý; bản sao Giấy đăng ký hoạt động.
….., ngày …… tháng ……năm…
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Đơn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong đơn đăng kí tham gia trợ giúp pháp lý
– Tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
– Họ và tên người yêu cầu trợ giúp pháp lý
– Họ và tên người được trợ giúp pháp lý
4. Một số quy định của pháp luật về tham gia trợ giúp pháp lý:
Căn cứ dựa trên Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định một số nội dung như sau:
4.1. Đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý:
Tại Điều 15. Đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý:
1. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức
a) Tổ chức hành nghề luật sư có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này;
b) Tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này và có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức.
2. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý đăng ký về phạm vi, hình thức, lĩnh vực, đối tượng trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý.
Căn cứ như trên thì việc Đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định về Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tự nguyện thực hiện trợ giúp pháp lý bằng nguồn lực của mình được đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý và Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý đăng ký về phạm vi, hình thức, lĩnh vực, đối tượng trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp. Việc đăng kí tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý phải thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo pháp luạt hiện hành.
4.2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý:
Tại Điều 17. Người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Trợ giúp viên pháp lý;
b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
2. Sở Tư pháp công bố danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Như vậy, Người thực hiện trợ giúp pháp lý gồm Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý va Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
4.3. Phạm vi và lĩnh vực được thực hiện trợ giúp pháp lý:
Về Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý:
– Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương;
+ Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương;
+ Vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.
– Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng.
– Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.
Về Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý:
– Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
– Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm: Tham gia tố tụng; Tư vấn pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng.
4.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý:
Tại Điều 45. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại đối với hành vi sau đây của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
a) Từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý;
b) Không thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật;
d) Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật.
2. Người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Giám đốc Sở Tư pháp.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp có hiệu lực thi hành. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại
3. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý kỷ luật,
4. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm quy định của Luật này. Việc tố cáo và giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Như vậy , Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại đối với hành vi của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với hành vi theo quy định. và Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm quy định của Luật này và tuân thủ việc khiếu nại tố cáo trong trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại và tố cáo.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Mẫu TP-TGPL-3A: Đơn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Hướng dẫn làm Mẫu TP-TGPL-3A: Đơn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chi tiết nhất và các thông tin pháp lý liên quan.
Căn cứ pháp lý: Luật Trợ Giúp Pháp Lý 2017