Giáo viên là những người mang trong những trọng trách vô cùng lớn lao trong công cuộc trồng người của đất nước. Mẫu bản cam kết trách nhiệm của giáo viên thực hiện nhiệm vụ năm học bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản cam kết trách nhiệm của giáo viên thực hiện nhiệm vụ năm học là gì?
Mẫu bản cam kết trách nhiệm của giáo viên thực hiện nhiệm vụ năm học là mẫu cam kết của giáo viên lập ra để cam kết thực hiện nhiệm vụ năm học. Mẫu bản cam kết trách nhiệm của giáo viên thực hiện nhiệm vụ nêu rõ những thông tin về hồ sơ cá nhân, thông tin về các hoạt động khác…
Mẫu bản cam kết trách nhiệm của giáo viên thực hiện nhiệm vụ năm học là mẫu văn bản được dùng để ghi lại những cam kết về trách nhiệm của giáo viên thực hiện nhiệm vụ trong năm học.
2. Mẫu bản cam kết trách nhiệm của giáo viên thực hiện nhiệm vụ năm học:
PHÒNG GD& ĐT
TRƯỜNG
CỘNG HÒA XÃ HỘ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – hạnh phúc
…., ngày… tháng ……năm………
BẢN CAM KẾT
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC …
Họ và tên giáo viên:..(1)
Ngày tháng năm sinh:……(2)
Chuyên ngành đào tạo:……(3)
Đơn vị công tác:……..(4)
Nhiệm vụ được giao:…..(5) .
Cá nhân tôi xin cam kết thực hiện nhiệm vụ nhà trường giao với những nội dung sau đây:
I/ CÔNG TÁC SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG:
1. Về số lượng học sinh được giao đầu năm:…..Duy trì đến cuối năm:……..
2. Tỷ lệ duy trì đi học đều:………
3. Chất lượng (ghi rõ kết quả chất lượng khảo sát đầu năm).
– Học lực: Giỏi:……..Khá:…….. Trung bình:……….. Yếu:…………..Kém:………
– Đến cuối năm tôi cam kết thực hiện được là:
– Học lực: Giỏi:……..Khá:…….. Trung bình:……….. Yếu:…………..
– Hạnh kiểm:
– Đến cuối năm tôi cam kết thực hiện được là:
+THĐĐ: ……em. CĐĐ…..em( đối với lớp 1,2,3).
+Tốt:…….Khá:…….TB:………..(đói với lớp 4,5).
4. Hồ sơ cá nhân:
– Có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định, có bài soạn trước khi lên lớp, chất lượng hồ sơ đảm bảo tính chính xác khoa học, cập nhật thường xuyên các thông tin theo yêu cầu của hồ sơ. Xây dựng các loại kế hoạch phải phù hợp với điều kiện của lớp của trường đề ra (KH tổ khối, KH chủ nhiệm, KH bồi dưỡng CM, KH đoàn đội….). Các loại hồ sơ sạch sẽ không tẩy phủ…
II. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC:
1. Có tác phong sư phạm, thực hiện đúng nội quy, quy chế nhà trường đề ra như ngày giờ công lao động, việc ra vào lớp, cách ăn mặc, giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, nhân dân, PHHS. Việc hội họp, học tập tham gia đầy đủ tích cực tham gia phát biểu ý kiến. Khi xin nghỉ dạy phải có đơn xin nghỉ và được sự đồng ý của hiệu trưởng (thời gian nghỉ phải báo trước 1 ngày trừ trường hợp đột xuất) Khi nghỉ phải bàn giao hồ sơ cho GV được phân công dạy thay).
2. Tham gia hưởng ứng tốt các cuộc vận động và thực hiện chủ đề trọng tâm năm học, thực hiện mục tiêu phong trào” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
5. Tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tác phong để xứng đáng là người thầy giáo mẫu mực, không vi phạm đạo đức nhà giáo.
6. Đánh giá năng lực học sinh một cách trung thực, công bằng, chính xác, không chạy theo bệnh thành tích. Có thái độ nghiêm túc trong tổ chức kiểm tra, thi cử.
7. Phải hết lòng thương yêu, giúp đỡ, gần gũi học sinh; không được trù dập, xúc phạm đến nhân cách và lòng tự trọng của các em.
8. Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học để ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả vào giảng dạy.
9. Quyết tâm xây dựng mối đoàn kết nội bộ, thẳng thắn dấu tranh để kịp thời ngăn chặn các tiêu cực trong giáo dục.
10. Thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, quy ước cộng đồng nơi cư trú. Thi hành nhiệm vụ khi tổ chức phân công, điều động công tác.
11. Không làm công việc riêng khi thực hiện nhiệm vụ, không vi phạm đạo đức nhà giáo và các tệ nạn xã hội…..
Tôi xin hứa quyết tâm hoàn thành tốt những nhiệm vụ được phân công và hoàn toàn chịu trách nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ
……..Ngày …tháng ……năm ……
Người viết cam kết
(Ký ghi rõ họ tên)
Hiệu trưởng
(Ký đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền họ tên của giáo viên
(2): Điền ngày tháng năm sinh của giáo viên
(3): Điền chuyên ngành đào tạo của giáo viên
(4): Điền đơn vị công tác của giáo viên
(5): Điền nhiệm vụ được giao của giáo viên
4. Nhiệm vụ của giáo viên các cấp:
Nhìn chung, giáo viên là những người có trách nhiệm rất lớn trong công việc truyền đạt tri thức, kiến thức đến các thế hệ học sinh, sinh viên, tuy nhiên ở mỗi cấp học khác nhau, do độ tuổi học sinh ở mỗi cấp và những nhận thức của học sinh ở mỗi cấp là không giống nhau, do vậy, trong quá trình giảng dạy cũng như trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã cam kết thì những giáo viên có những cách thức cũng như có những nhiệm vụ khác nhau.
– Thứ nhất, nhiệm vụ của giáo viên cấp mầm non
– Bảo vệ an toàn sức khỏa, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
– Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
– Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
– Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
– Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
– Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
– Thứ hai, nhiệm vụ vụ của giáo viên cấp tiểu học
– Nhiệm vụ về giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
– Nhiệm vụ Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
– Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.
– Nhiệm vụ tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
– Nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.
– Cuối cùng là phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục
– Thứ ba, nhiệm vụ của giáo viên trường trung học
* Đối với giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
– Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
– Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
– Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
– Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
– Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
– Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Đối với giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ được nêu ở trên còn có những nhiệm vụ sau đây:
– Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
– Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
– Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
– Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
– Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
– Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.
– Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.
– Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.
– Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.
Tóm lại, ở mỗi cấp học thì giáo viên có những nhiệm vụ nhất định và có những sự khác nhau nhất định, tuy nhiên nhìn chung nhiệm vụ chung nhất của giáo viên đó chính là: giảng dạy, tổ chức giảng dạy, học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nhận xét đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh, thực hiện những các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã đề ra….