Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi phá rừng làm rẫy. Quy định của pháp luật về hành vi phá rừng trái pháp luật.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi phá rừng làm rẫy. Quy định của pháp luật về hành vi phá rừng trái pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Em năm nay 20 tuổi. Được một người tên H thuê em cùng 6 người khác phá rừng làm rẫy. Trong lúc đang phá rừng thì mỗi em bị bắt. Diện tích bị hạ trắng là gần 4.000m2. Khi bị bắt em có thành khẩn khai báo. Vậy cho em hỏi em sẽ bị xử lý như nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như bạn trình bày, bạn có hành vi phá rừng với diện tích phá rừng gần 4.000 m2 nhưng không nêu cụ thể loại rừng bạn phá là rừng gì?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính hành vi phá rừng trái pháp luật như sau:
– Hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc trường hợp cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ 1.500 m2 đến 5.000 m2: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
– Hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc trường hợp là rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về hành vi phá rừng: 1900.6568
Ngoài ra, nếu rừng bạn phá trái pháp luật là rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại rừng quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 1999: Người có hành vi đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Mục 3.4. phần IV Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về “Gây hậu quả nghiêm trọng” áp dụng khi diện tích rừng bị phá từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính; "Gây hậu quả rất nghiêm trọng" áp dụng diện tích rừng bị phá từ trên hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định cho mỗi hành vi vi phạm…
Mức tối đa xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 5 Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP như sau:
– Rừng phòng hộ: Diện tích tối đa là 3.000 m2. Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 189 Bộ luật Hình sự 1999: bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
– Rừng đặc dụng: Diện tích tối đa là 1.000 m2. Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 189 Bộ luật Hình sự 1999: bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Việc bạn khai báo thành khẩn của bạn trong quá trình điều tra được xác định là một tình tiết giảm nhẹ khi xem xét mức phạt, hình phạt cho bạn. Những người cùng bạn thực hiện hành vi phá rừng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đồng phạm.