Đơn phương ly hôn cần những loại giấy tờ gì? Thiếu giấy tờ phải làm sao? Ly hôn đơn phương mà bị giữ hết giấy tờ thì phải làm thế nào? Giải quyết ly hôn đơn phương khi bị thiếu giấy tờ, hồ sơ?
Mục lục bài viết
1. Đơn phương ly hôn cần những giấy tờ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào Luật sư: Luật sư cho em hỏi, em muốn ly hôn nhưng gia đình nhà chồng không cho mượn sổ hộ khẩu và chồng em cũng không đồng ý, bây giờ em muốn đơn phương ly hôn thì cần những giấy tờ và thủ tục gì? Chồng em cờ bạc suốt ngày về chửi vợ con, em không muốn các con em phải chứng kiến cảnh vợ chồng cãi vã nhau nữa! Mong luật sư giúp đỡ em!
Luật sư tư vấn:
Trong cuộc sống hôn nhân khi có những mẫu thuẫn giữa vợ chồng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được thì các bên có quyền yêu cầu
Điều 56
Như vậy, trong trường hợp của bạn và chồng bạn không thể tiếp tục chung sống, chồng bạn thường xuyên có hành vi đánh bạn và có những lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn thì bạn có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn. Tòa án sẽ căn cứ việc chồng bạn vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được để giải quyết việc ly hôn.
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đơn phương ly hôn gồm:
– Đơn khởi kiện về vấn đề đơn phương ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;
– Giấy đăng ký khai sinh của con bản chính;
– Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân của bạn;
– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu gia đình của bạn.
+ Trường hợp chồng bạn giữ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính thì bạn tới trực tiếp Ủy ban nhân dân cấp xã nơi vợ chồng bạn đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và nộp bản sao cho Tòa án, khi nộp, bạn cần có đơn trình bày rõ vấn đề tại sao bạn không thể cung cấp cho Tòa án bản chính giấy đăng ký kết hôn.
+ Đối với sổ hộ khẩu: bạn liên hệ với công an phường/xã để xin xác nhận là có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Thời gian giải quyết: từ 4 tháng đến 6 tháng.
2. Muốn đơn phương ly hôn nhưng không có đủ giấy tờ:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật sư!
Tôi có một vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi:
Chị gái tôi có lập gia đình cách đây được mấy năm rồi. Hiện nay, gia đình chị tôi có một cháu nhỏ 2 tuổi. Khi chị tôi đẻ cháu được 3 tháng tuổi, chị tôi bị anh rể và gia đình chửi mắng, chị tôi bỏ về quê mẹ và nuôi cháu tôi tới tận ngày hôm nay. Trong thời gian đó, anh chị tôi sống ly thân, anh đi làm xa có quan hệ với người con gái khác bỏ mặc chị tôi nuôi cháu 1 mình mà không có sự thăm hỏi hay chu cấp tiền nuôi cháu. Chị tôi nay muốn làm đơn phương ly dị, chị tôi có gửi đơn ra Tòa án nhưng tòa không chấp nhận vì trong hồ sơ chị tôi thiếu sổ hộ khẩu gia đình do anh rể tôi giữ và không chịu đưa cho chị tôi. Cho tôi hỏi có cách nào giúp chị tôi lấy được sổ hộ khẩu từ anh rể tôi để hoàn tất thủ tục?
Luật sư tư vấn:
Thứ 1. Theo quy định của pháp
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như (nếu có): GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm (bản sao chứng thực); …
Như vậy, ngoài đơn xin ly hôn, chị của anh còn phải gửi kèm các giấy tờ và chứng từ để chứng minh yêu cầu trong đơn là có căn cứ và hợp pháp (Điều 165 Bộ luật TTDS) và trong đó có yêu cầu về sổ hộ khẩu (giấy tờ bắt cuộc phải có) nên Tòa án sẽ phải yêu cầu chị anh bổ sung sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực).
Thứ 2. Trong trường hợp anh rể anh cố ý không muốn đưa sổ hộ khẩu cho chị anh thì chị anh có thể liên hệ với công an cấp phường, xã nơi anh chị thường trú nhờ nơi đây xác nhận rằng anh, chị là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này chị có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.
Nếu trong trường hợp
Khi liên hệ với các cơ quan chức năng để làm các giấy tờ nói trên, chị của anh có thể nói rõ về chuyện cố tình gây khó của chồng cho các cơ quan chức năng, kể cả tòa án biết để các cơ quan này nhiệt tình giúp đỡ chị anh. Khi nộp đơn cho tòa án, nếu vẫn thiếu giấy tờ nào đó theo yêu cầu của tòa án mà chị không thể bổ sung được thì chị anh cứ xin tòa nhận đơn, trong quá trình thụ lý và giải quyết tòa án sẽ yêu cầu vợ chồng chị của anh bổ sung sau.
3. Đơn phương ly hôn khi vợ hoặc chồng giữ hết giấy tờ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào công ty Luật Dương Gia!
Tôi và vợ tôi kết hôn năm 2013. Nay tôi muốn ly hôn nhưng cô ấy không đồng ý. Hiện cô ấy đang giữ tất cả giấy tờ, trong đó có hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con,… Bây giờ tôi muốn ly hôn thì phải làm thế nào?
Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo Khoản 1 Điều 56
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Theo đó, bạn có quyền nộp đơn lên Tòa án yêu cầu giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”
Như vậy, nếu hiện nay con của bạn dưới 12 tháng thì bạn sẽ không có quyền đơn phương ly hôn. Nếu bạn không thuộc trường hợp tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì bạn có quyền đơn phương ly hôn với vợ bạn.
Như bạn nói, hiện nay vợ bạn đã giữ hết các giấy tờ có liên quan. Có thể giải quyết vấn đề này như sau:
Thứ nhất, sổ hộ khẩu. Bạn có thể liên hệ với công an cấp phường, xã nơi bạn thường trú nhờ xác nhận rằng bạn là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.
Thứ hai, giấy đăng ký kết hôn: Bạn có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp bản sao.
Thứ ba, giấy khai sinh: bạn sẽ liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký khai sinh cho con trước đây để xin cấp bản sao.
Khi liên hệ với các cơ quan chức năng để làm các giấy tờ nói trên, bạn có thể nói rõ về chuyện vợ bạn cầm hết giấy tờ và bạn muốn ly hôn nhưng vợ bạn không đồng ý cho các cơ quan chức năng, kể cả tòa án biết để các cơ quan này nhiệt tình giúp đỡ bạn.
Khi đã có đầy đủ các giấy tờ trên, bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ xin ly hôn. Hồ sơ bao gồm:
-Đơn xin ly hôn (theo mẫu)
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
-Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
-Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
-Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn sẽ nộp lên TAND cấp quận, huyện nơi thường trú của vợ bạn để yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.
4. Đơn phương ly hôn khi không có giấy đăng kí kết hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em hiện đang muốn ly hôn đơn phương, nhưng phía chồng em thì không chịu gửi giấy đăng ký kết hôn cho em để em làm đơn (chồng em hiện ở Đălăk còn em ở Long Xuyên). Luật sư cho em hỏi nếu không có giấy đăng ký kết hôn hoặc không có giấy xác nhận kết hôn nơi đăng ký kết hôn thì e có đơn phương làm đơn ly hôn được không ạ?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: “ Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn. Cùng với đó, các giấy tờ cần thiết cho việc ly hôn gồm có:
+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu)
+ Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn (bản chính)
+ Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng (bản sao, chứng thực)
+ Giấy khai sinh của con (bản sao, chứng thực)
+ Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản
Trường hợp của bạn không có giấy chứng nhận đăng kí kết hôn do chồng không chịu đưa ra. Tuy nhiên, bạn có thể đến UBND xã/phường nơi hai vợ chồng đã đăng kí kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng kí kết hôn. Khi đem hồ sơ nộp cho Tòa án, bạn cũng cần nêu rõ về việc chồng giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn mà không muốn đưa ra nên hiện tại chỉ nộp được trích lục giấy đăng ký kết hôn. Như vậy, khi không có giấy chứng nhận đăng kí kết hôn, bạn vẫn có thể đơn phương ly hôn phù hợp với các quy định của pháp luật.
5. Đơn phương ly hôn khi không có chứng minh thư của chồng:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và chồng tôi cưới nhau được 9 năm sinh được 2 cháu, cháu lớn năm nay 8 tuổi cháu bé năm nay 5 tuổi 2 năm trước tôi phát hiện chồng tôi ngoại tình, chưa giải quyết xong chuyện đó nửa năm trở lại đây tôi lại phát hiện chồng tôi dùng ma túy đá, tôi và gia đình đã khuyên can hết lời nhưng chồng tôi không nghe hiện tại bây giờ chồng tôi đã đi và không về nhà mấy tháng nay.
Qua 1 vài người tôi được biết chồng tôi đang thuê nhà và ở với nhân tình của anh ta từ ngày anh ta đi anh ta không hề hỏi thăm hay về xem con cái thế nào. Bây giờ tôi muốn ly hôn, đơn thuận tình thì anh ta đã kí nhưng anh ta lại không đưa cho tôi chứng minh thư nên hồ sơ của tôi bị thiếu, tôi chuyển qua đơn phương ly hôn thì tòa cũng lại yêu cầu tôi phải có chứng minh thư của chồng là sao?
Và tôi muốn được quyền nuôi 2 con của tôi thì tôi cần phải làm những gì? Chồng tôi, anh ta có thể đến thăm con nhưng tôi không thể để anh nuôi con tôi được nếu như anh ta nuôi 1 trong 2 đứa con của tôi thì tôi rất sợ những lần anh ta sử dụng ma túy đá sẽ ảnh hưởng tới con cua tôi. Hiện tại anh ta không chịu làm ăn gì cả. Rất mong luật sư giải thích cho tôi và cho tôi lời khuyên. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên.
Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn có hành vi ngoại tình, nếu bạn có chứng cứ chứng minh chồng bạn đang ngoại tình, cuộc sống hôn nhân làm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài thì bạn quyền ly hôn đơn phương. Hồ sơ gửi đến Tòa án khi ly hôn theo yêu cầu của một bên gồm những giấy tờ sau:
– Đơn xin đơn phương ly hôn
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
– Giấy khai sinh của các con
– Các giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng.
– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực của chứng minh nhân dân của bạn và bản sao có công chứng hoặc chứng thực của sổ hộ khẩu.
Như vậy, đối với trường hợp đơn phương ly hôn thì không cần phải có chứng minh nhân dân của chồng bạn trong hồ sơ gửi đến Tòa án.
Căn cứ theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thuận tình ly hôn.
Bạn có trình bày, chồng bạn có ký vào đơn ly hôn, nếu các bên thỏa thuận được các vấn đề về nuôi con, chia tài sản chung thì sẽ được coi là thuận tình ly hôn và hồ sơ gửi đến Tòa án để Tòa án thụ lý gồm những giấy tờ sau:
– Đơn công nhận thuận tình ly hôn.
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( bản chính)
– Giấy khai sinh của các con
– Các giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng
– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực chứng minh nhân dân của vợ, chồng và bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu.
Như vậy, đối với thuận tình ly hôn thì phải có chứng minh nhân dân của bạn và chồng bạn.
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án yêu cầu phải có chứng minh thư nhân dân của chồng bạn là không đúng quy định pháp luật.
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Bạn có trình bày bạn có hai con, đứa lớn năm nay 8 tuổi, đứa bé năm nay 5 tuổi. Đối với con 8 tuổi, Tòa án sẽ hỏi ý kiến của cháu bé và tuân theo sự lựa chọn của cháu bé. Đối với con 5 tuổi, Tòa án sẽ xem xét điều kiện nuôi con của cả vợ và chồng trên các điều kiện sau:
– Kinh tế: Có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống cho con.
– Nhân thân: Có nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, không vi phạm pháp luật, có lối sống lành mạnh.
Chồng bạn có hành vi ngoại tình, đây là căn cứ để chứng minh chồng bạn có nhân thân không tốt. Nếu bạn đảm bảo được 02 điều kiện trên thì bạn sẽ được nuôi con nhỏ.