Trách nhiệm trả nợ khi đứng tên vay hộ người khác tiền? Có được kiện đòi tài sản của người vay tiền khi họ không trả nợ không? Dùng tài sản thay thế nghĩa vụ trả nợ.
Trách nhiệm trả nợ khi đứng tên vay hộ người khác tiền? Có được kiện đòi tài sản của người vay tiền khi họ không trả nợ không? Dùng tài sản thay thế nghĩa vụ trả nợ.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho tôi hỏi câu hỏi như sau. Tôi là nhân viên của một công ty. Phó giám đốc công ty tôi có nhờ tôi vay tiền cho ông ấy, với mục đích cá nhân, lãi suất vay là 2.500đ/triệu đồng/ngày. Mục đích vay có ghi đầy đủ. ký xác nhận. có người làm chứng. Vay 5 lần tổng số tiền là: 850.000.000 đồng. Tôi đã đòi nhiều lần nhưng ông này vẫn chưa trả tôi tiền, gốc không trả, lãi cũng không trả. Tôi muốn kiện ông này để đòi tiền. Vậy lệ phí và thủ tục làm như thế nào à. Mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14.
2. Giải quyết vấn đề.
Pháp luật quy định hợp đồng vay tài sản thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo Điều 466 Bộ luật Dân sự, bạn là bên vay tài sản bạn phải có trách nhiệm trả đủ tiền khi đến hạn, Trong trường hợp bạn vay có lãi mà khi đến hạn bạn không trả hoặc trả không đầy đủ thì bạn phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Do vậy, bạn đứng ra vay hộ cho Giám đốc tổng số tiền là 850.000.000 đồng thì bạn phải có trách nhiệm đứng ra trả nợ cho bên cho vay tài sản trước. Sau đó Giám đốc sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại cho bạn số tiền đó theo thỏa thuận giữa hai bên.
Tuy nhiên sau nhiều lần yêu cầu Giám đốc hoàn trả lại số tiền nhưng Giám đốc không trả tiền gốc và tiền lãi. Để đảm bảo quyền và lợi ích của bạn, bạn hoàn toàn có quyền làm đơn kiện đòi tài sản ra Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi Giám đốc có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú để yêu cầu giải quyết. Kèm theo đơn khởi kiện bạn phải gửi kèm theo các
>>> Luật sư tư vấn pháp luật kiện đòi tài sản khi vay hộ tiền: 1900.6568
Bạn có thể nộp trực tiếp đơn tại Tòa án hoặc gửi Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
Theo Điều 25, Điều 26 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 thì bạn sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sở thẩm, sau khi giải quyết tranh chấp, căn cứ vào quyết định của Tòa án để xác định nghĩa vụ nộp tiền án phí của đương sự theo quy định của pháp luật.
Vì đối tượng kiện đòi tài sản ở đây là một số tiền cụ thể 850.000.000 đồng nên được xác định là vụ án dân sự có giá ngạch. Theo bảng danh mục án phí, lệ phí của Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 thì đối với tranh chấp dân sự có giá ngạch từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng thì án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.