Công chức đang trong thời gian điều động có được điều động tiếp không? Điều động công chức từ phòng giáo dục qua trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.
Công chức đang trong thời gian điều động có được điều động tiếp không? Điều động công chức từ phòng giáo dục qua trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 2013 tôi từ phòng giáo dục điều động qua trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện nhiệm kỳ 5 năm. Năm 2014 lại điều động tôi từ trung tâm bồi dưỡng chính trị về trung tâm dạy nghề huyện. 1/04/2017 điều động về trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên. Tiếp tục điều động tôi về một trừơng trung học cơ sở. Bằng cấp chuyên môn đại học, lý luận chính trị cao cấp. hằng năm điều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hỏi quá trình điều động như thế đúng theo luật pháp hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 50 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
“Điều 50. Điều động công chức.
1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.”
Điều này được hướng dẫn tại Điều 35, Điều 38 và Điều 39 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 35. Điều động công chức
Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 38. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
2. Trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy việc điều động công chức là theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể hoặc theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp công chức được điều động đến vị trí công tác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì theo khoản 1 Điều 39
“4. Sửa đổi khoản 1 Điều 39:
“Điều 39. Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái
1. Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật việc điều động công chức: 1900.6568
Như vậy, có thể thấy, việc điều động công chức được căn cứ dựa trên nhiệm vụ cụ thể, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, việc bạn trong quá trình công tác đều hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng nếu cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ cụ thể, hay việc điều động bạn là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức thì cơ quan vẫn có quyền điều động bạn. Đồng thời, pháp luật cũng không có quy định cấm đơn vị tiếp nhận không được điêu động công chức trong quá trình công chức đang nhận điều động, nếu đơn vị có nhiệm vụ thì vẫn có thể điều động bạn.
Do thông tin bạn không cung cấp đầy đủ, cụ thể nên trong trường hợp này, bạn tham khảo các quy định trên vào trường hợp của bạn để xác định về điều động bạn là có phù hợp với quy định pháp luật hay không? Nếu việc điều động là không có căn cứ bạn có quyền kiến nghị đến thủ trưởng để xem xét lại về việc điều động.