Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về các loại ưu đãi dành cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Khi kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thực hiện nộp phụ lục thuế thu nhập danh doanh nghiệp được ưu đãi.
Mục lục bài viết
1. Phục lục về thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi là gì?
Mẫu số 03- 3B/TNDN Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi là văn bản do chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gửi cơ quan thuế có thẩm quyền khi thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Văn bản này dành cho đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất (dự án đầu tư mở rộng)
Mẫu số 03- 3B/TNDN Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi được dùng để nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp, đóng vai trò là minh chứng cho hoạt động kê khai, tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.
2. Chủ thế nào phải viết Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi:
Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
– Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Như vậy, chủ thể phải viết phụ lục ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03- 3A/TNDN đó chính là những tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đó là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập mà cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất (dự án đầu tư mở rộng).
3. Mẫu Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi và soạn thảo:
PHỤ LỤC
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐƯỢC ƯU ĐÃI
Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô,
đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất
(dự án đầu tư mở rộng)
(Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN)
Kỳ tính thuế: từ …… đến……(a)
Tên người nộp thuế: ….. (b)
Mã số thuế:…….. (c)
Tên đại lý thuế (nếu có):……(d)
Mã số thuế:…… (e)
A. Xác định điều kiện và mức độ ưu đãi thuế:
1. Điều kiện ưu đãi:
– Ngành nghề, địa bàn đầu tư:
Ο Đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất mới không thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư.
Ο Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
Ο Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.
Ο Đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Ο Đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. – Dự án đầu tư:
Ο Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới
Ο Đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất
Trong đó, dự án đầu tư bao gồm các hạng mục đầu tư:
– Hạng mục đầu tư : …….
– Hạng mục đầu tư:…….
– Hạng mục đầu tư:……
– Thời gian đăng ký bắt đầu thực hiện miễn, giảm thuế:…..
2. Mức độ ưu đãi thuế:
2.1- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ưu đãi:…….%
2.2- Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi:…… năm, kể từ năm……
2.3- Thời gian miễn thuế: …….. năm, kể từ năm……..
2.4- Thời gian giảm 50% số thuế phải nộp: …….. năm, kể từ năm ……
B. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN) được ưu đãi:
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT | Chỉ tiêu | Mã chỉ tiêu | Giá trị |
(1) | (2) | (3) | (4) |
3 | Xác định thu nhập tính thuế tăng thêm được hưởng ưu đãi | ||
3.1 | Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế | [01] | |
3.2 | Tổng giá trị TSCĐ đầu tư mới đã đưa vào sản xuất kinh doanh | [02] | |
3.3 | Tổng thu nhập tính thuế trong năm | [03] | |
3.4 | Thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại được miễn hoặc giảm (đề nghị cho công thức tính) | [04] | |
4 | Xác định số thuế TNDN chênh lệch do doanh nghiệp hưởng thuế suất ưu đãi | ||
4.1 | Thuế TNDN tính theo thuế suất không phải thuế suất ưu đãi | [05] | |
4.2 | Thuế TNDN tính theo thuế suất ưu đãi | [06] | |
4.2 | Thuế TNDN chênh lệch [07] = [05] – [06] | [07] | |
5 | Xác định số thuế được miễn, giảm trong kỳ tính thuế | ||
5.1 | Thuế suất thuế TNDN đang áp dụng (%) | [08] | |
5.2 | Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp | [09] | |
5.3 | Tỷ lệ thuế TNDN được miễn hoặc giảm (%) | [10] | |
5.4 | Thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm | [11] |
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai ./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ………………
Chứng chỉ hành nghề số:….
….., ngày…… tháng…… năm……
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))
Ghi chú: – TNDN: thu nhập doanh nghiệp.
– TSCĐ: tài sản cố định
Soạn thảo phụ lục
(a) Ghi thời gian của kỳ tính thuế
(b) Ghi tên của người nộp thuế
(c) Ghi mã số thuế của người nộp thuế
(d) Ghi tên đại lý thuế
(e) Ghi mã số thuế của đại lý thuế
Trong mục A: Xác định điều kiện và mức độ ưu đãi thuế: Chỉ tiêu Điều kiện ưu đãi (1): NNT chọn trong danh sách điều kiện có sẵn. Chỉ tiêu Thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi (2.1). Chỉ tiêu Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi (2.2). Chỉ tiêu Thời gian miễn thuế (2.3). Chỉ tiêu Thời gian giảm 50% số thuế phải nộp (2.4):
Trong mục B: Xác định số thuế ưu đãi thì điền những nội dung sau:
Chỉ tiêu [01]: Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế. Chỉ tiêu [02]: Tổng giá trị TSCĐ đầu tư mới đã đưa vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu [03]: Tổng thu nhập tính thuế trong năm
Chỉ tiêu [04]: Thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại được miễn hoặc giảm (đề nghị cho công thức tính) = chỉ tiêu [02] / [01] * [03]
Chỉ tiêu [05]: Thuế TNDN tính theo thuế suất không phải thuế suất ưu đãi. Chỉ tiêu [06]: Thuế TNDN tính theo thuế suất ưu đãi = 2.1 * chỉ tiêu [04]
Chỉ tiêu [07]: Thuế TNDN chênh lệch = chỉ tiêu [05] – [06], có thể âm. Chỉ tiêu [07] được tổng hợp đưa lên chỉ tiêu [C11] trên tờ khai 03/TNDN
Chỉ tiêu [08]: Thuế suất thuế TNDN đang áp dụng (%). Chỉ tiêu [09]: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = chỉ tiêu [04] * [08]. Chỉ tiêu [10]: Tỷ lệ thuế TNDN được miễn hoặc giảm
Chỉ tiêu [11]: Thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm = chỉ tiêu [09] * chỉ tiêu [10]. Chỉ tiêu [11] được tổng hợp lên chỉ tiêu [C12] trên tờ khai 03/TNDN.
4. Quy định pháp luật áp dụng đối với ưu đãi theo mẫu 03/3B/TNDN:
Tại Thông tư số 78/2014/TT- BTC được sửa đổi bổ sung bởi thông tư số 96/2015/TT- BTC quy định thì
Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động như mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (gọi chung là dự án đầu tư mở rộng) thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ- CP đáp ứng một trong các tiêu chí sau thì được hưởng ưu đãi:
– Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ- CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ- CP
– Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư.
– Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kĩ thuật trước khi đầu tư ban đầu.
Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng thì phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng được hạch toán riêng. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại thì thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại khoản này được tính từ năm dự án đầu tư mở rộng hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh có thu nhập; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mở rộng thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư phát sinh doanh thu.
Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mới công nghệ của dự án đang hoạt động thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ- CP mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại điểm này thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).
Doanh nghiệp đang hoạt động được hưởng ưu đãi thuế có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh, nâng cao công suất (gọi chung là đầu tư mở rộng) không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của
Như vậy, doanh nghiệp mở rộng đầu tư đáp ứng những quy định của pháp luật thì sẽ được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Thủ tục được hưởng ưu đãi đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế. Các doanh nghiệp sẽ thực hiện khi kê khai quyết toán thuế, nộp các giấy tờ cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền.