Thẩm quyền xử phạt hành chính của công an nhân dân. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thẩm quyền xử phạt hành chính của công an nhân dân. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tóm tắt câu hỏi:
Liên quan đến Nghị định 155/2016/NĐ-CP : – Công an xã có được bắt quả tang, xử phạt hành chính với người dân xả rác thải sinh hoạt bừa bãi trên địa bàn quản lý? Nếu không thì cấp nào có thẩm quyền? – Chính quyền cấp xã và/hoặc công an xã có được xử lý phạt "nguội" khi những hình ảnh người dân xả thải như nêu ở câu trên không? Họ phải làm gì để được thực hiện điều đó, nếu có.
—– Tôi đã đọc bài "Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã" của Luật Dương Gia, nhưng chưa rõ nên có thắc mắc nêu trên. Rất mong có giải đáp. Cũng xin giới thiệu chút về nguồn gốc của việc đặt câu hỏi này: Chúng tôi đang thực hiện một số hoạt động công ích ở địa phương. Rác rưởi tràn lan ở chung quang làng khiến chúng tôi phải tự nguyện đi dọn. Mừng vô kể khi thấy Nghị định 155/2016/NĐ-CP . Ấy vậy nhưng rác vẫn đâu hoàn đấy mà ở địa phương tôi chưa thấy có xử phạt. – Ngồi uống nước ở phòng Công an xã, cũng chỉ là trao đổi về môi trường (không mang tính chất công việc) một công an viên nói phàn nàn việc dân đổi các bao rác xuống triền đê ven làng. Tôi hỏi ngược, sao công an xã không bắt, lập biên bản và xử phạt? thì anh này cho rằng: CAX chỉ bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, việc đổ thải là việc của môi trường!? Ơ, thế thì cái Nghị định 155/2016/NĐ-CP kia vể nông thôn không có người triển khai à. Phụ trách vấn đề môi trường của xã thường chỉ là 1-2 người, mà thường là nữ, (còn đội vệ sinh môi trường thôm xóm là người làm việc thời vụ) liệu có đủ năng lực và thẩm quyền xử phạt? Câu hỏi đặt ra là ai làm, ai thực thi cái Nghị định 155/2016/NĐ-CP ở các xã nông thôn – hay nghị định chỉ để đó? – Một câu chuyện khác: trong một cuộc họp của thôn bàn về xây dựng nông thôn văn hóa (do MTTQ xã chủ trì, có đầy đủ các đại diện Đảng, HĐND, UBND xã), tôi phát biểu về 1 bãi rác tồn tại, dân đổ bừa bãi ở gần khu di tích mà không thấy chính quyền tuyên truyền, nhắc nhở – tôi nhấn mạnh thêm cái bãi rác đổ trộm đó ngay cạnh nhà đồng chí Phó CAX… Cả hội trườn vỗ tay tung hô với phái biểu của tôi (trong đó có cả các ý khác). Câu chuyện trôi qua vài tuần, thì cũng tại buổi tôi ngồi ở phòng CAX như kể trên, đồng chí Phó CAX nọ hằn học với tôi – đại ý là tôi có học mà nói không suy nghĩ, là nói láo, rằng là chả nhẽ ông ấy lại phản ứng tôi ngay tại cuộc họp. Tôi bất ngờ, bởi tôi không chủ đích nói người ta, bởi tôi cho rằng là ĐV, là CA trước hết phải tuyên truyền với bà con, nếu thấy còn những biểu hiện vi phạm thì CAX có thể xử lý hành chính – Nghị định 155/2016/NĐ-CP không liên quan đến CAX hay sao, không nhẽ ngay gần sát nhà CAX mà lại không biết hay CAX không có thẩm quyền!? ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt hành chính của công an nhân dân:
"3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này."
Đồng thời, theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng:
"h) Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm d, đ, e, g, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 9; khoản 3 Điều 10; khoản 4 Điều 11; các điểm c và d khoản 2, các điểm c, d, đ và e khoản 3, các điểm g, h, i và k khoản 4, khoản 5, các điểm b và c khoản 6, các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 7 Điều 12; các Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19; các khoản 1, 2, 3, 9, 10 và 11 Điều 20; điểm b khoản 2, các khoản 7, 8, 9 và 10 Điều 21; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 22; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 23; các khoản 2 và 3, các điểm đ, e và g khoản 4 Điều 24; các khoản 5, 6 và 7 Điều 25; điểm đ khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều 27; các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 31; điểm c khoản 4, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 và khoản 8 Điều 33; các điểm b và đ khoản 1, điểm d khoản 3 Điều 34; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; Điều 41, Điều 43 và Điều 47 của Nghị định này;"
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối với hành vi vứt rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, xét theo quy định trên thì lỗi này hoàn toàn thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng công an nhân dân. Việc bắt quả tang hay lập biên bản thì công an xã hoàn toàn có thẩm quyền, nhưng với việc ra quyết định xử phạt thì yêu cầu người có thẩm quyền là trưởng công an xã và mức phạt tiền thì chỉ được phạt lỗi không quá 2.500.000 đ.