Đại diện ký kết hợp đồng kinh tế? Kế toán trưởng có được ký hợp đồng kinh tế không? Ai là người được phép ký hợp đồng kinh tế cho công ty? Quy định về việc ủy quyền ký kết các hợp đồng kinh tế?
Mục lục bài viết
1. Đại diện ký kết hợp đồng kinh tế?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Công ty Luật trả lời giúp. Trong hợp đồng kinh tế được ký kết bởi người được ủy quyền, vậy có phải kẹp giấy ủy quyền cùng với hợp đồng kinh tế đó không? Có văn bản nào quy định việc đó không? Trong quyết định phân công công việc giao cho phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực được giao và có câu quyết định phân công đó là văn bản phân công, ủy quyền thường xuyên trừ trường hợp pháp luật quy định phải có văn bản ủy quyền riêng. Vậy phó Giám đốc ký 1 hợp đồng dịch vụ thì có cần phải có giấy ủy quyền của Giám đốc không? Trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định Đại diện theo ủy quyền như sau:
“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Theo như bạn trình bày, Phó giám đốc là người được ủy quyền để đại diện thay mặt Giám đốc thực hiện các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc. Như vậy, khi Phó giám đốc ký kết hợp đồng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của Giám đốc thì phải xuất trình Giấy ủy quyền để chứng minh tư cách ký kết hợp đồng. Giấy tờ ủy quyền phải được đính kèm theo hợp đồng để làm căn cứ giải quyết tranh chấp (nếu có). Phó giám đốc chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi đại diện theo quy định tại Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 141. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
Luật sư
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.”
2. Phó Giám đốc ký Phụ lục hợp đồng của hợp đồng do Giám đốc được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Khi ký kết các hợp đồng kinh tế, người đại diện là Giám đốc. Vậy Giám đốc có được ủy quyền cho Phó Giám đốc ký Phụ lục hợp đồng của hợp đồng do Giám đốc đã ký hay không? Chân thành cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Bạn chưa nói rõ người đại diện là Giám đốc là người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền.
Căn cứ Điều 144 Bộ luật dân sự 2015 quy định phạm vi đại diện như sau:
“1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền.
3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.
5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
* Trường hợp 1: Giám đốc là người đại diện theo pháp luật:
Khoản 1 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2020 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
“1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Người đại diện theo pháp luật khi thực hiện các công việc, phải đảm bảo các trách nhiệm theo quy định tại Điều 14 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
+ Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
+ Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
Khoản 1 Điều 143 Bộ luật dân sự 2015 quy định người đại diện theo ủy quyền như sau:
“1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”
Như vậy, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác, thì Giám đốc là người đại diện theo pháp luật công ty có quyền ủy quyền cho Phó Giám đốc thực hiện việc ký kết các phụ lục hợp đồng kinh tế, Phó giám đốc thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
*Trường hợp 2: Giám đốc là người đại diện theo ủy quyền:
Khoản 1 Điều 142 Bộ luật dân sự 2015 quy định đại diện theo ủy quyền như sau:
“1. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.”
Như vậy, nếu giám đốc là người đại diện theo ủy quyền thì xem lại trong phạm vi ủy quyền có được ủy quyền lại hay không? Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác, trong phạm vi ủy quyền cho phép ủy quyền lại thì Giám đốc có quyền ủy quyền Phó giám đốc ký phụ lục hợp đồng.
3. Đại diện theo ủy quyền có được ký hợp đồng kinh tế
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty em ký kết hợp đồng với 1 công ty TNHH. Trong giấy đăng ký kinh doanh có ghi rõ:
1. Chủ sở hữu: Ông A.
2. Người đại diện theo pháp luật: ông A.
Nhưng khi ký kết hợp đồng kinh tế là ông B. Bên em có nên ký kết hợp đồng hay không? Bên công ty này nói rằng ông B được thuê làm giám đốc, có
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2020 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
”1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.”
Như vậy căn cứ theo quy định của pháp luật, công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, điều này cũng được quy định cụ thể tại Điều lệ công ty, trong đó có quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Đối với trường hợp của bạn, đây là công ty trách nhiệm hữu hạn, trường hợp nếu chỉ có ông A làm người đại diện theo pháp luật của công ty này, tuy nhiên ông A có quyền ủy quyền lại cho ông B thực hiện việc ký kết hợp đồng kinh tế nếu như trong nội dung của giấy ủy quyền có quy định điều này.
4. Kế toán trưởng có được làm trưởng văn phòng đại diện không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin quý công ty cho tôi hỏi. Kế toán trưởng có được đứng tên trưởng văn phòng đại diện cho công ty Việt nam 2 thành viên hay không? Được quy định trong văn bản nào? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 21
“1. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng.
2. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:
a) Cơ quan có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương và các đơn vị kế toán trực thuộc các cơ quan này;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các cơ quan này;
đ) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh;
e) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cấp trung ương, cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước;
g) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia;
h) Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện;
i) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều này;
k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
l) Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
3. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao gồm:
a) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tổ chức bộ máy kế toán (trừ các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện);
b) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện, cơ quan của tỉnh đặt tại cấp huyện;
c) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cấp huyện có sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước trừ các trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;
đ) Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
g) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng;
h) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng.
4. Đối với các tổ chức, đơn vị khác ngoài các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định phù hợp với quy định của Luật kế toán và các quy định khác của pháp luật liên quan.
5. Đối với kế toán trưởng, phụ trách kế toán của công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước hoặc là doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 05 năm.
6. Tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định.”
Theo quy định, thì kế toán trưởng không được là các đối tượng được quy định tại Điều 51 Luật Kế toán 2015, cụ thể là những đối tượng sau:
+.Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính.
+ Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
Luật sư tư vấn người đại diện ký hợp đồng kinh tế của công ty:1900.6568
+ Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
+ Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
Theo quy định, không có trưởng hợp nào cấm kế toán trưởng được làm trưởng văn phòng đại diện của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Như vậy, kế toán trưởng có thể được đứng tên trưởng văn phòng đại diện cho công ty Việt nam 2 thành viên nếu điều lệ công ty không có hạn chế về vấn đề này.