Chế độ đối với công chức được điều động, biệt phái. Biệt phái công chức.
Chế độ đối với công chức được điều động, biệt phái. Biệt phái công chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: Tôi là công chức văn phòng thống kê ở xã, vào công chức ngày 01/7/2014. Ngày 20/12/2016 tôi nhận được quyết định điều động lên nhận nhiệm vụ tại bộ phận văn phòng UBND Huyện, quyết định nêu rõ lương và các khoản phụ cấp UBND xã có trách nhiệm chi trả. Nhưng từ khi tôi lên nhận nhiệm vụ mới thì công tác phí của tôi bị cắt và đơn vị mới không chi trả khoản này. Điều này rất nhiều đồng nghiệp của tôi gặp phải. Bản thân trong công tác không bị kỷ luật mà còn được nhận giấy khen của Tỉnh, lúc đó con tôi mói tròn 22 tháng tuổi, bố chồng bị bệnh tim mạch đã đặt sten 4 lần, bố đẻ bị bệnh azeime mất trí nhớ. Khi đó tôi cũng đã lên trình bày nhưng lãnh đạo Phòng bảo đã ra quyết định. Tôi có trình bày là tôi chấp nhận sự phân công của tổ chức nếu làm đúng, còn nguyện vọng của tôi vẫn một mực xin được ở lại xã vì lý do con nhỏ và gia đình khó khăn mà lại phải đi quãng đường xa hơn và phải đi làm từ rất sớm 6h15 sáng. Nhưng cuối cùng tôn trọng quyết định của tổ chức tôi vẫn phải chấp hành và khi nhận nhiệm vụ tôi được giao làm lễ tân không liên quan gì đến chuyên môn của tôi. Tôi có đọc luật công chức thì được biết Khoản 6 Điều 53 Mục 5 Luật Cán bộ công chức năm 2008 quy định "không thực hiện biệt phái công chức đối với phụ nữ mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi". Nay con tôi mới 26 tháng tuổi tôi có ý định xin về đơn vị cũ để làm việc chuyên môn, nhưng chưa được sự đồng ý của lãnh đạo phòng. Vậy xin luật gia tư vấn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
"Điều 7. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
…
10. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
11. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
12. Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
…”
Như vậy, bạn phải xác định rõ trường hợp của bạn là điều động hay biệt phái?
Nếu là điều động công chức thì thực hiện theo quy định tại Điều 50 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 như sau:
"Điều 50. Điều động công chức
1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.”
Khi điều động công chức thì không có sự ưu tiên dành cho công chức nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, nếu bạn đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới thì bạn thuộc đối tượng điều động.
Nếu là biệt phái công chức thì thực hiện theo quy định tại Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008 như sau:
"Điều 53. Biệt phái công chức
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái công chức đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
3. Công chức biệt phái phải chấp hành phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.
4. Công chức biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
6. Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi."
Theo quy định trên, không thực hiện biệt phái đối với công chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Do đó, đơn vị bạn thực hiện biệt phái khi bạn đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi là không đúng quy định pháp luật.
Chế độ đối với công chức được điều động, biệt phái thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP như sau:
“Điều 39. Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái
1. Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 29 Nghị định này và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển.
2. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
3. Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
4. Công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.”