Đối tượng hưởng chế độ phụ cấp thường trực theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg. Chế độ phụ cấp thường trực.
Đối tượng hưởng chế độ phụ cấp thường trực theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg. Chế độ phụ cấp thường trực.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc ở trung tâm Giáo dục lao động – xã hội (cai nghiện) bên bộ phận bảo vệ quản lý học viên, do đặc thù công việc nên làm theo ca 24/24 giờ. Xin hỏi luật sư tôi có được hưởng chế độ phụ cấp thường trực theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg không? Theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg thì đối tượng nào được hưởng?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trung tâm giáo dục – lao động xã hội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động – TB&XH. Trung tâm có chức năng và nhiệm vụ: Tiếp nhận, phân loại, tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện, chăm sóc phục hồi sức khỏe; tổ chức quản lý, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; dạy nghề; tổ chức lao động trị liệu, lao động sản xuất; tư vấn về công tác cai nghiện, chữa trị và phòng chống tái nghiện; chuẩn bị các điều kiện tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy.
Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định đối tượng áp dụng như sau:
– Công chức; viên chức; người làm việc theo chế độ
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ sở y tế của Quân đội nhân dân. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương; công nhân, viên chức và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong cơ sở y tế của Công an nhân dân;
– Thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp; cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch.
Công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, binh sĩ, công nhân quốc phòng, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 1 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg sau đây gọi chung là người lao động.
Như vậy, nếu bạn là công chức, viên chức, người làm việc tại trung tâm giáo dục – lao động xã hội theo hợp đồng lao động đã được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì bạn sẽ thuộc đối tượng được áp dụng theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg.
Căn cứ Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định chế độ phụ cấp thường trực như sau:
* Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực:
– Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;
– Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:
+ Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;
+ Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.
Như vậy, trường hợp công việc của bạn phải làm theo ca 24/24 giờ nên bạn sẽ thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thường trực theo quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ Khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định chế độ đối với người lao động tham gia thường trực như sau:
– Chế độ phụ cấp thường trực:
+ Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
++ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
++ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.
++ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.
++ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
+ Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
+ Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
– Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
+ Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;
+ Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:
– Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
– Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.