Các trường hợp bị tước bằng lái xe, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe? Trong thời gian bị tạm giữ, tước bằng lái xe có được lái xe không? Xử phạt khi lái xe trong thời gian tước, tạm giữ bằng lái?
Tóm tắt câu hỏi:
Xe tải tôi đi vào TP lúc 8h sáng 25/03/17 thì bị CSGT lập biên bản tạm giữ bằng lái hẹn 7 ngày sau lên ra quyết định (Phạt 1 triệu và tạm giữ bằng lái 60 ngày). Nhưng đến chiều cùng 25/03/17 trong lúc xe chạy từ kho ra đường đậu thì bị CSGT chặn đầu và phạt tiếp nhưng do lúc sáng đã bị tạm giữ bằng lái. CSTG cho chúng tôi vào lỗi chạy xe không bằng lái và lập biên bản giữ xe 7 ngày để ra quyết định. Hôm 04/04/17 Chúng tôi lên thì được biết lỗi không bằng lái phạt 9tr giam bằng 2 tháng? Tự họ giữ bằng lái tôi và tự họ ra quyết định phạt tui. (Sáng và chiều cùng là 1 người CSGT họ ghét vì tui không chung tiền)?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”
Khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
“2. Để bảo đảm thi hành
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Như vậy, cảnh sát giao thông có thể tạm giữ giấy phép lái xe của bạn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì khi bị tạm giữ giấy phép lái xe mà bạn vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông thì bạn sẽ bị xử phạt hành vi không có bằng lái xe.
Theo điểm b khoản 7 Điều 21Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô, xe máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có Giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000.
Căn cứ các quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì trong một số trường hợp bạn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, bạn có thể đối chiếu quy định trong nghị định để xem việc tạm giữ Giấy phép lái xe của bạn 2 tháng có đúng quy định của pháp luật không.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tước bằng lái có được điều khiển xe không?
- 2 2. Đi xe máy ngược chiều có bị tước giấy phép lái xe không?
- 3 3. Trong thời giam tạm giữ bằng lái có được điều khiển xe không?
- 4 4. Đi vào phố cấm bị tước giấy phép lái xe bao lâu?
- 5 5. Bị tước giấy phép lái xe có được lái xe tiếp không?
- 6 6. Điều khiển xe trong thời gian bị tước giấy phép lái xe
- 7 7. Tước giấy phép lái xe A1 hay B2 khi đã gộp chung giấy phép lái xe
- 8 8. Bị tạm giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không?
1. Tước bằng lái có được điều khiển xe không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư ! Cho tôi hỏi , ngày 23/4 tôi có vi phạm luật giao thông và bị cảnh sát giao thông lập biên bản hẹn 29/4 đến trụ sở giải quyết. Theo tôi được biết thì lỗi của tôi bị phạt 1.000.000 và tước giấy phép lái xe 30 ngày. Vậy cho tôi hỏi trong 30 ngày đó tôi có được tham gia giao thông không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
“Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
3. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Như vậy, trong thời gian bạn đang bị xử lý vi phạm hành chính ( tước giấy phép lái xe 30 ngày) bạn không được điều khiển xe ghi trong giấy phép lái xe.
2. Đi xe máy ngược chiều có bị tước giấy phép lái xe không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đi xe máy trên đường Phạm Văn Đồng, vì phần ngõ rẽ vào nhà hơi xa nên tôi đi ngược chiều một đoạn. Khi đi ngược chiều tôi đã bị dừng xe và xử phạt 300.000 đồng. Tuy nhiên sau khi phạt, công an lại tước giấy phép lái xe của tôi? Vậy luật sư cho tôi hỏi tước giấy phép lái xe như vậy là đúng hay sai? Nếu bị tước thì thời gian bị tước sẽ là bao lâu?
Luật sư tư vấn:
Điều khiển xe ngược chiều với các phương tiện là hành vi vi phạm về pháp luật giao thông. Bạn đi ngược chiều là hành vi vi phạm, theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ – CP bạn sẽ bị xử phạt mức như sau:
“…4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ;
b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
c) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng;
d) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;
đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
e) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố;
h) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;”
Tuy nhiên bạn đang thắc mắc về vấn đề phạt bổ sung và tước giấy phép lái xe. Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Tại điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ – CP“b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm đ Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng;”
= > Trường hợp của bạn bị áp dụng hình phạt chính và hình phạt bổ sung là đúng, hình thức phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng.
3. Trong thời giam tạm giữ bằng lái có được điều khiển xe không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em bị cảnh sát giao thông lập biên bản giữ giấy phép lái xe em không ký thì hôm sau em phải giải quyết thế nào và điều khiển xe. Nếu vi phạm thì bị xử lý ra sao khi em không có biên bản để thay thế giấy phép lái xe?
Luật sư tư vấn:
Trước tiên bạn có hành vi vi phạm giao thông đường bộ, khi cảnh sát giao thông lập biên bản giữ giấy phép lái xe nhưng bạn không ký sẽ được xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
“Điều 58. Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.”
Theo quy định trên thì khi phát hiện hành vi vi phạm giao thông của bạn thì cảnh sát giao thông có quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, tùy mức độ lỗi vi phạm mà cảnh sát có thể lập biên bản tạm giữ giấy phép lái xe, tạm giữ xe để chờ ra quyết định xử phạt hoặc phạt tiền tại chỗ. Trường hợp của bạn cảnh sát giao thông lập biên bản tạm giữ giấy phép lái xe của bạn, nhưng bạn không ký vào biên bản, với trường hợp này do bạn cố tình trốn tránh trách nhiệm hoặc có lý do khách quan nào đó bạn không trình bày rõ ở đây, tuy nhiên bạn vẫn sẽ bị xử phạt khi có chữ ký của chính quyền cơ sở nơi xảy ra hành vi vi phạm (trưởng thôn, chủ tịch xã…) hoặc của hai người chứng kiến. Căn cứ vào biên bản vi phạm thì cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với hành vi vi phạm của bạn.
Thứ hai là trong trường hợp bạn vi phạm và bị giữ giấy phép lái xe sau đó bạn tiếp tục điều khiển xe vi phạm giao thông, thì lúc này bạn sẽ có hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy phép lái xe theo khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008, điểm b khoản 1 Điều 158 Luật này cũng có quy định người điều khiển phương tiện giao thông phải mang theo giấy phép lái xe, với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1200.000 đồng theo điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong tĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Ngoài hình phạt tiền thì bạn còn có thể bị áp dụng hình thức tạm giữ phương tiện lái xe 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm i khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP .
4. Đi vào phố cấm bị tước giấy phép lái xe bao lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Mình đi vào phố cấm và bị Cảnh sát giao thông giữ Giấy phép lái xe,trong quyết định xử lí vi phạm mình thấy ghi treo bằng 2 tháng kể từ ngày tạm giữ nhưng trong luật thì ghi treo bằng 1 tháng kể từ ngày giữ bằng. Xin Công ty luật Dương Gia giúp đỡ?
Luật sư tư vấn:
Do bạn không cung cấp rõ việc bạn chạy xe vào đường cấm là ô tô và các loại xe tương tự ô tô hay là xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy. Nên sẽ có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1, là ô tô và các loại xe tương tự ô tô:
Tại Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Đi vào đường cấm (điểm b, khoản 4 Điều 5);
+ Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm đi vào đường cấm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 12 Điều).
Trường hợp, là xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Tại Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử pphạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
+ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm đi vào đường cấm (điểm i khoản 4 Điều 6);
+ Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 12 Điều 6).
Như vậy, đối với trường hợp ô tô và các loại xe tương tự ô tô hay là xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu đi vào đường cấm thì ngoài phạt tiền còn bị Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Tùy vào trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để áp dụng mức 1 tháng, 2 tháng hoặc mức tối đa là 3 tháng.
5. Bị tước giấy phép lái xe có được lái xe tiếp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em bi vi phạm nồng độ cồn và bi xử phạt tước giấy phép lái xe hạng a1 4 tháng, vậy cho em hỏi là trong thời gian bị tước giấy phép lái xe 4 tháng em có được tham gia giao thông không? nếu bị giao thong kiểm tra giấy tờ thi có bi xử phạt không? Mức phạt là khoảng bao nhiêu tiền ? E cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định :
“Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
3. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Như vậy, căn cứ vào quy định này nếu bạn bị tước giấy phép lái xe hạng A1 4 tháng, thì trong thời hạn bị tước giấy phép lái xe bạn không được tiến hành điều khiển mô tô 2 bánh có dung tích xi- lanh từ 50cc- 175cc tham gia giao thông.Nếu sử dụng phương tiện tham gia giao thông trong thời hạn bị tước giấy phép lái xe, khi bị phát hiện bạn sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 800.000-1.200.000 đồng về hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy tờ theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP , cụ thể:
“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”
6. Điều khiển xe trong thời gian bị tước giấy phép lái xe
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào luật sư, em có câu hỏi mong luật sư giúp đỡ. Em đã điều khiển xe máy và có vi phạm lỗi vượt đèn vàng, sau đó được thông báo tước quyền lái xe sau hai tháng. Nhưng sau qua thời gian hai tháng ví dụ em đi xe để đi nộp phạt hay phải nhờ người chở em đi và nếu em tự điều khiển xe mà nếu tiếp tục bị dừng xe kiểm tra giấy phép lái xe vậy em còn bị phạt lỗi tước bằng lái nữa không ạ. Vì đã qua thời hạn hai tháng, và giống như lỗi vi phạm khác có biên bản để chứng nhận mình có giấy phép lái xe. Mong luật sư giúp đỡ.
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
…
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
…
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng”.
Như vây, đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông ngoài việc bị xử phạt hành chính bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP nêu trên. Trong trường hợp bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe tức bạn không được quyền điều khiển phương tiện trên giấy phép lái xe bị tước. Nếu bạn vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện trong khi đã bị tước giấy phép lái xe thì sẽ bị xử phạt đối với lỗi không có giấy phép lái xe.
– Căn cứ một số khoản của Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
…
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
…
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”
7. Tước giấy phép lái xe A1 hay B2 khi đã gộp chung giấy phép lái xe
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi hành vi vi phạm điều khiển xe mô tô đi vào đường cấm bị phạt 350.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe cả A1 và B2 hai tháng (A1 và B2 chung) vậy có phải không. Đúng ra tôi vẫn còn giấy phép lái xe B2 chứ (nếu như 2 giấy phép lái xe nằm riêng 2 tờ).
Luật sư tư vấn:
Bạn nêu bạn đi xe mô tô vào đường cấm. Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định Xử phạt người điều khiển; người ngồi trên xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô; và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
“4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
….
i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
…
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
…
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;… “
Như vậy, theo quy định trên thì mức phạt của bạn đối với hành vi điều khiển xe máy đi vào đường cấm xe là từ 300 đến 400 nghìn đồng. Đồng thời hình phạt bổ sung dành cho bạn là bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Do đó, nếu bạn điều khiển mô tô mà đi vào đường cấm thì theo điểm b, khoản 12, Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP bạn sẽ bị tước giấy phép lái xe mô tô.
Theo thông tin của bạn cung cấp thì hiện nay bằng lái xe của bạn thuộc dạng tích hợp xe ôtô và xe máy. Bạn vi phạm luật giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy đi vào đường cấm bị phạt 350.000 đồng và bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe 2 tháng. Theo quy định của luật giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông dù đi xe máy, xe ôtô cũng đều phải tuân thủ các quy tắc đảm bảo an toàn giao thông, tránh gây nguy hiểm cho cộng đồng mọi hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đều bị xử lý nghiêm được quy định tại Điều 4
Trong trường hợp của bạn có hai loại bằng lái đã gộp chung, nếu bị tước quyền sử dụng giấy phép xe mô tô vẫn được điều khiển xe ô tô và ngược lại. Bởi: Tại khoản 3 Điều 58,
“Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký;….Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.”
Đồng thời, theo Thông tư 05/2014/TT- BGTVT quy định trừng hợp người vi phạm có giấy phép lái xe vật liệu PET trong đó có các hạng, được điều khiển các loại xe bị áp dụng hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì người có thẩm quyền quyết định phải ghi rõ trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính các hàng được phép điều khiển theo giấy phép lái xe và áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với loại xe được xử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, người vi phạm vẫn được quyền điều khiển những loại xe còn lại đã được ghi trong giấy phép lái xe.
Trong đó, phần thông tin giấy phép lái xe bị tạm giữ ghi rõ loại bằng lái bị tước, loại bằng lái vẫn tiếp tục được sử dụng và người điều khiển có thể dùng quyết định xử phạt thay cho bằng lái. Như vậy, biên bản sẽ được lập thành 02 bản, trong đó bạn giữ 01 bản. Do đó, khi bạn bị giữ bằng lái xe gộp chung này, bạn có thể cầm biên bản xử phạt và sử dụng điều khiển phương tiện ô tô bình thường.
Ngoài ra, tại Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/06/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì giấy phép lái xe bằng vật liệu PET cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
Như vậy, để tránh tình trạng bị giữ bằng lái xe gộp chung mà bạn nêu trên bạn có thể làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
– Bản sao Giấy phép lái xe, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân.
8. Bị tạm giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi bị công an giao thông bắt vì lỗi không gương và không đội mũ bảo hiểm, bị phạt 240 nghìn đồng, có biên bản kèm theo. Cùng với đó cảnh sát giao thông giữ giấy phép lái xe và đăng ký xe. Và hẹn nộp phạt cho kho bạc rồi lấy giấy tờ sau. Vậy tôi muốn hỏi tại trong vòng 7 ngày đó tôi bị bắt vì hai lỗi đó có bị phạt nữa không? Và nếu phạt thì phạt thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì đối với trường hợp người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm và điều khiển phương tiện không có gương chiếu hậu sẽ bị xử phạt như sau:
– Không đội mũ bảo hiểm: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại Điểm i) Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
– Không có gương chiếu hậu: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng theo quy định tại Điểm a) Khoản 2 Điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Như vậy, trường hợp không có tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền trong trường hợp này của bạn cụ thể là 500.000 đồng.
Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cảnh sát giao thông sẽ tạm giữ giấy tờ của người vi phạm theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Luật sư tư vấn bị tạm giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không:1900.6568
Như vậy, trường hợp này bạn vi phạm các lỗi giao thông và không gây ra tai nạn giao thông nên thời gian tạm giữ giấy tờ của bạn là 07 ngày, kể từ ngày cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời hạn 07 ngày đó, bạn vẫn có thể dùng giấy hẹn để tham gia giao thông và sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi không có giấy phép lái xe và không có đăng ký xe theo quy định tại Khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
“Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
…
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tạiKhoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tạiKhoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”
Như vậy, đối với trường hợp này, cảnh sát giao thông chỉ tạm giữ giấy tờ của bạn để bảo đảm bạn sẽ tự nguyện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.