Kiểm tra hoạt động bán hàng rong tại các cổng trường học. Bán hàng hóa không cố định địa điểm, kiểm tra nguồn gốc hàng hóa bán rong.
Kiểm tra hoạt động bán hàng rong tại các cổng trường học. Bán hàng hóa không cố định địa điểm, kiểm tra nguồn gốc hàng hóa bán rong.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào công ty Luật dương gia! Đối với các địa điểm buôn bán bánh kẹo, đồ chơi trẻ em ở xung quanh và trước cổng các trường tiểu học, do chúng tôi phát hiện hầu hết là các món ăn không có nguồn gốc, đa số là tiếng Trung Quốc, có cả sản phẩm cấm trẻ em dưới 3 tuổi không được ăn, vậy mà người ta vẫn bày bán. Các đồ chơi thì mang tính bạo lực. v.v… bản thân tôi là phụ huynh rất lo lắng về vấn đề này, mong luật sư tư vấn giúp: Ai và cơ quan nào trực tiếp quản lý, kiểm tra và xử phạt họ? Xin trân trọng cảm ơn luật sư! Kính chúc sức khỏe!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Căn cứ Điều 8 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường như sau:
"Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường
1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi kiểm tra theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này.
2. Thanh tra chuyên ngành.
3. Xử lý vi phạm hành chính.
4. Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân.
5. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.
6. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật với các tổ chức, cá nhân.
7. Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấpcó thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
8. Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền; đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính.
10. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện các nội dung quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh này."
– Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
"2. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
b) Hành vi kinh doanh dịch vụ cấm, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;
c) Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;
d) Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc lá;
đ) Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh rượu;
e) Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
g) Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
h) Hành vi vi phạm về hoạt động trung gian thương mại;
i) Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
k) Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
l) Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
m) Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
n) Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, trong trường hợp câu hỏi của bạn, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xử lý đối với hành vi kinh doanh hàng hoá kém chất lượng và không rõ nguồn gốc là cơ quan Quản lý thị trường. Đồng thời, căn cứ xử phạt theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP nêu trên đối với từng hành vi cụ thể.